Chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị chảy máu chân răng, nên đi khám bác sĩ nha khoa để tìm ra phương án điều trị phù hợp với từng tình trạng của mỗi người.
Nhiều người vẫn thường hay bị chảy máu răng bất chợt, đặc biệt là mỗi khi đánh răng hay xỉa răng lại thấy các chân răng rỉ máu. Nếu bạn nghĩ đây là một vấn đề nhỏ và không đáng phải quan tâm thì sai lầm. Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện của việc sức khỏe răng miệng của bạn có vấn đề, nếu không quan tâm và chữa trị kịp thời, có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng chính là tình trạng răng bị tổn thương làm cho lợi bị viêm, sưng đỏ dễ chảy máy khi đánh răng. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như: vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng thường xuyên và không lấy vôi răng định kỳ, ăn uống thiếu chất hoặc do một số bệnh lý toàn thân,…
Chảy máu chân răng
Ăn uống xong nếu không súc miệng hoặc không chải răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng dễ gây viêm lợi và sâu răng. Khi bị viêm lợi cấp, biểu hiện thường thấy là đau nhức lợi xung quanh răng, Đặc biệt là khi ăn những thức ăn quá nóng, quá mặn…; soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng dễ gây chảy máu ở chân răng.
Ngoài nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu bao gồm: sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường, do nội tiết tố thay đổi chẳng hạn trong thời kỳ mang thai hoặc khô miệng.
Còn có một nguyên nhân khác hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nếu không được phát triển kịp thời đó là chày máu chân răng do xuất huyết giảm tiểu cầu. Người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu và đi kèm với sốt, xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng ra. Nếu bạn nghi ngờ mình trong trường hợp này nên trực tiếp đến bệnh viện gần đó để được khám càng sớm càng tốt.
2. Điều trị chảy máu chân răng ở nha khoa
Nếu bạn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng thì nên đến các phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị như sau:
+ Trước tiên, bác sĩ sẽ khám làm vệ sinh răng bằng phương pháp cạo vôi răng để lấy đi những mảng bám trên bề mặt răng.
Lấy cao răng
+ Hướng dẫn cho bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn xong dùng chỉ nha khoa chăm sóc các kẽ răng, đánh răng đúng cách, khi chải răng thì để bài chải nghiêng 45 độ, đánh từ trến xuống dưới, từ trái qua phải, không chà ngang hay chải quá mạnh sẽ gây tổn thương men răng và nướu.
+ Dùng nước súc miệng để loại bỏ những vi trùng và vi khuẩn trong khoang miệng.
Nếu nguyên nhân gây chảy máu không nằm ở sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và chỉ định để bệnh nhân tiến hành thăm khám kĩ càng hơn tại các chuyên khoa liên quan khác.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>> Cẩn trọng với dấu hiệu chảy máu chân răng
>> Cách xử lý triệt để chảy máu chân răng
>> Những cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả