Rất nhiều người khi bị chảy máu chân răng đã cho rằng đây là dấu hiệu hết sức bình thường, không có gì nguy hiểm nên lơ là, chủ quan, không thực hiện việc đi thăm khám cũng như điều trị.
Tuy nhiên, các bác sĩ đã cảnh báo rằng, chảy máu chân răng là một dấu hiệu bệnh lý không thể coi thường, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể trở nên trầm trọng hơn và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau.
Chảy máu chân răng
Trước hết, chảy máu chân răng là một dấu hiệu của bệnh lý răng miệng. Thông thường thì hầu hết các bệnh lý răng miệng khi bắt đầu phát triển thì nó không biểu lộ bất kỳ một dấu hiệu gì, và thời gian tiến triển cũng rất chậm chạp. Tuy nhiên, khi mà trong khoang miệng thấy xuất hiện một số dấu hiệu như : chảy máu chân răng hoặc đau nhức…thì chứng tỏ bệnh đã phát triển tới một mức nào đó và các dấu hiệu đó đang cảnh báo cho bạn rằng ” sức khỏe răng miệng của bạn đang xuống cấp và bạn cần phải có biện pháp để khắc phục ngay”.
Ban đầu, chảy máu chân răng chỉ rất nhẹ là những tơ máu mảnh và nhỏ và bản chất của nó là mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do chăm sóc răng miệng không đúng cách và là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu đang phát triển. Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể bao gồm sưng lợi, đau lợi. Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu – bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác chẳng hạn như hôi miệng, răng yếu, lung lay. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến rụng răng.
Chảy máu chân răng là dấu hiệu không thể coi thường
Bạn cần lưu ý, rất nhiều trường hợp dấu hiệu chảy máu chân răng bắt nguồn có thể không phải do các bệnh lý răng miệng mà từ các bệnh lý từ bên trong cơ thể như : Bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu, bệnh suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C hoặc vitamin K…
Để chắc chắn nguyên nhân gây ra dấu hiệu chảy máu chân răng ở bạn cũng như để điều trị một cách dứt điểm thì bạn nên tới nha khoa để được bác sĩ khám và chuẩn đoán. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị chính xác.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cách xử lý triệt để chảy máu chân răng
Những cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả
Chảy máu chân răng, dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm