Hàn răng là phương pháp nhanh chóng và dễ dàng nhất để chấm dứt tình trạng răng sâu, và những thắc mắc phổ biến nhất liên quan đến kĩ thuật này sẽ được giải đáp cụ thể nhất trong nội dung bài viết dưới đây.
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến, thường gặp ở rất nhiều người. Khi có những triệu chứng đầu tiên của sâu răng, cần ngay lập tức xử lý, can thiệp sớm để tránh những biến chứng nguHàn răng là phương pháp nhanh chóng và dễ dàng nhất để chấm dứt tình trạng răng sâu, y hiểm sau đó. Hàn răng sâu là một trong những biện pháp xử lý tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Sâu răng chính là quá trình tiêu huỷ tổ chức cứng của răng do vi khuẩn trong môi trường miệng phân huỷ các thành phần thức ăn, đặc biệt là chất đường, bám trên bề mặt răng, tạo nên môi trường acid làm phá huỷ tổ chức cứng của răng.
Hàn răng vốn là phương pháp nhanh chóng và dễ dàng nhất để chấm dứt tình trạng răng sâu, và những thắc mắc phổ biến, thường gặp nhất liên quan đến kĩ thuật này sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất trong nội dung bài viết này.

Khi nào nên hàn răng sâu?
Có thể khẳng định rằng, hàn răng sâu là phương pháp cần được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay từ khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh sâu răng. Thậm chí ngay từ khi chưa có bất kì biểu hiện cụ thể nào, nhưng qua thăm khám định kì, các bác sĩ cũng có thể xác định được những răng chớm sâu và đưa ra biện pháp xử lý hợp lý.
Hàn răng sớm không chỉ tiết kiệm chi phí, đơn giản mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng nguy hiểm bắt nguồn từ răng sâu như: viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng, hỏng răng, mất răng…
Quy trình hàn răng sâu gồm mấy bước?
Một quy trình hàn răng sâu chuẩn thường diễn ra với các bước như sau:
– Thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.
– Gây tê tại chỗ, giảm ê buốt cho răng.
– Nạo sạch vết sâu giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Hàn răng sâu.
Sau bước này, quy trình hàn răng đã thực sự kết thúc, những khó chịu do chiếc răng sâu đem đến cũng được chấm dứt hiệu quả.
Có mấy loại vật liệu hàn răng sâu?
Có rất nhiều loại vật liệu có thể sử dụng khi hàn răng sâu, bao gồm: Composite, amalgam, fuji… Trong đó, 2 loại vật liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất chính là composite và fuji.
Đây là 2 vật liệu hàn trám có ưu điểm nổi bật nhất chính là lành tính, dễ dàng tương thích với môi trường miệng và cơ thể, không gây dị ứng, kích ứng. Giá hàn răng composite thường cao nhất vì nó được sử dụng trong các trường hợp hàn trám thẩm mỹ, đem lại màu sắc tự nhiên, giống y như răng thật.

Hàn răng sâu có đem lại kết quả lâu dài không?
Hiệu quả hàn răng có được lâu bền không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nó phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản là: Chất lượng của ca hàn trám và chế độ chăm sóc răng miệng sau hàn trám có đúng cách và khoa học hay không.
Sau khi hàn răng sâu, nên hạn chế một cách tối đa các loại đồ ăn cứng, chắc, cần sử dụng lực cắn hay lực nhai mạnh. Ngoài ra, nên chăm sóc, vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hết các thức ăn thừa còn tồn đọng quanh răng.
Thăm khám bác sĩ định kì 6 tháng/lần cũng là yêu cầu không thể thiếu để biết được tình trạng của vết hàn và xử lý kịp thời các vấn đề có thể xảy ra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
6 thực phẩm cần tránh để hạn chế sâu răng
Chi phí hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền?
Quy trình hàn răng sâu chuẩn diễn ra như thế nào?