Câu hỏi: Xin chào bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, em năm nay 27 tuổi, hiện đang mang thai được 5 tháng và có bị một răng hàm bị sâu. Em thường bị ê buốt khi ăn đồ lạnh và đang băn khoăn liệu trong giai đoạn thai kỳ này em có thể hàn răng được không? Hàn răng liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và em bé không thưa bác sĩ? (Anh Thư, Hà Nội)
Trả lời: Xin chào Anh Thư, trước hết xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau: “Bà bầu có hàn răng được không phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu và tuần tuổi thai.” Bạn hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời cụ thể và đưa ra quyết định hàn răng phù hợp.
1. Bầu có hàn răng được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Bà bầu hoàn toàn có thể hàn răng nếu sức khỏe đảm bảo và đang ở giai đoạn những tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6). Bởi vì thời điểm này, sức khỏe của mẹ bầu đã ổn định, ít ốm nghén hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Với trường hợp của bạn Anh Thư trên thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện hàn răng để loại bỏ những khó chịu do sâu răng gây ra và ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, áp xe, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Khi ở giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể người phụ nữ còn nhạy cảm, hay bị mệt mỏi, ốm nghén và thai nhi vẫn nhỏ. Sự lo lắng, căng thẳng do các thủ thuật nha khoa có thể ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Còn ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh và có kích thước lớn. Nếu mẹ bầu hàn răng và nằm lâu trên ghế nha khoa có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến lưu thông máu và oxy cung cấp cho thai nhi.
Giai đoạn thích hợp nhất để các mẹ bầu hàn răng chính là giai đoạn giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6). Hàn răng là một thủ thuật nha khoa không xâm lấn, đơn giản là bổ sung các mô răng thiếu hụt bằng những vật liệu an toàn, không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, cuối thai kỳ của mẹ bầu khá nhạy cảm nên cần cân nhắc kỹ và hạn chế hàn răng.
2. 4 lý do phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề răng miệng
Phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề về răng miệng do sự thay đổi của nhiều yếu tố trong cơ thể. Cụ thể:
- Thay đổi nội tiết tốt: Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ, dẫn đến lưu lượng máu đến nướu tăng, khiến nướu dễ bị sưng, viêm và chảy máu. Khi nướu sưng to, đỏ và dễ bị kích ứng bởi mảng bám thức ăn, vi khuẩn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
- Ốm nghén, thay đổi thói quen ăn uống: Đa số các bà bầu thường bị ốm nghén, buồn nôn và hạn chế vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cùng với sự thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn vặt nhiều, ăn nhiều đồ ngọt khiến bà bầu bị nguy cơ sâu răng cao.
- Giảm tiết nước bọt: Một số phụ nữ mang thai có thể bị giảm tiết nước bọt do thay đổi nội tiết tố, khiến miệng khô hơn. Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch khoang miệng, trung hòa axit, bảo vệ răng khỏi sâu răng. Khi thiếu nước bọt, vi khuẩn dễ phát triển hơn, dẫn đến sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
- Thiếu hụt canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ men răng. Trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu dễ bị thiếu hụt canxi do sử dụng lượng lớn canxi cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, bà bầu có thể gặp phải tình trạng răng bị yếu, dễ mòn và sâu.
3. Lưu ý cho mẹ bầu trước và sau khi hàn răng
Sau đây là một số vấn đề lưu ý cho mẹ bầu trước và sau khi hàn răng để đảm bảo an toàn và hàn răng hiệu quả.
3.1 Trước khi hàn răng
Một số yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý trước khi hàn răng như sau:
- Chọn nha khoa uy tín: Cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, tư vấn và đưa ra phương pháp hàn răng an toàn nhất cho mẹ bầu. Cùng với chất liệu hàn răng an toàn, giúp các mẹ bầu an tâm hàn răng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Tính toán thời gian hợp lý: Bà bầu nên ưu tiên hàn răng trong 3 tháng giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6). Giai đoạn này thai nhi đã ổn định, ít nguy cơ xảy ra biến chứng do điều trị.
- Vật liệu trám răng (hàn răng) cho mẹ bầu: Khi hàn răng cho phụ nữ mang thai vật liệu trám răng là composite hay sứ là lựa chọn ưu tiên. Đây là những vật liệu an toàn, lành tính cho mẹ bầu và thai nhi.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Phụ nữ mang thai nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho bà bầu. Sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng.
3.2 Sau khi hàn răng
Sau khi hàn răng phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng đúng cách để miếng hàn được bền, đẹp. Cụ thể:
- Chế độ dinh dưỡng bà bầu: Các mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và sử dụng các món ăn lỏng, mềm như cháo, súp, sinh tố v.vv.. Bà bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn dai, cứng như gân bò, mía, kẹo cứng v.vv.. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước để giữ cho cơ thể luôn đủ nước và thanh lọc khoang miệng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho bà bầu. Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng ít nhất 1 lần mỗi ngày. Bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng có chứa chất tẩy mạnh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu có hàn răng được không? Các mẹ bầu vẫn có thể thực hiện hàn răng trong giai đoạn giữa thai kỳ nếu sức khỏe ổn định. Hàn răng là một thủ thuật nha khoa không xâm lấn và nếu thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa và tôn chỉ kinh doanh “Chất lượng dẫn đầu – Cam kết bền lâu” chính là lựa chọn hàng đầu để các mẹ bầu an tâm hàn răng. Tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp còn có rất nhiều các dịch vụ khác như niềng răng, trồng răng Implant, dán sứ v.vv.. tự hào đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cho khách hàng Việt. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn nhổ răng khểnh miễn phí: 0363.85.85.87.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
- Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Hải Phòng.
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa định hướng Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Thái Bình
- Chứng chỉ hành nghề Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- Chứng chỉ Chỉnh nha của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt