Súc miệng nước muối là phương pháp vừa đơn giản vừa tiết kiệm để có hàm răng chắc khỏe. Thế nhưng súc miệng nước muối ngày mấy lần để đạt được hiệu quả tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết câu trả lời chính xác.
1. Nên súc miệng nước muối ngày mấy lần?
Súc miệng nước muối là một trong những phương pháp được chuyên gia khuyến cáo thực hiện hàng ngày bởi mang đến nhiều công dụng hữu ích. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên súc miệng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi đánh răng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Vào buổi sáng, việc súc miệng nước muối sẽ giúp cho bạn loại bỏ hiệu quả vi khuẩn trong khoang miệng khi có thể tiếp xúc với các vùng mà bàn chải khó tiếp cận. Còn súc miệng vào buổi tối trước khi đi ngủ không chỉ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn mà còn ngăn ngừa việc hình thành mảng bám, giữ cho hơi thở thơm tho trong thời gian dài nghỉ ngơi.
Bên cạnh câu hỏi súc miệng nước muối ngày mấy lần, nhiều người cũng thắc mắc nên súc miệng trước hay sau khi đánh răng. Vì là loại nước súc miệng lành tính nên bạn có thể sử dụng cả trước và sau khi đánh răng đều được mà không làm ảnh hưởng đến tác dụng làm sạch của nước muối với khoang miệng.
Dù được khuyến khích súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày nhưng nếu gặp các vấn đề về răng miệng như loét miệng, viêm nướu hoặc ăn uống nhiều trong ngày, bạn có thể tăng tần suất súc miệng nhiều hơn.
2. Lợi ích tuyệt vời của phương pháp súc miệng bằng nước muối
Sử dụng nước muối để súc miệng là phương pháp làm sạch răng miệng có từ lâu đời nhờ nguyên liệu dễ kiếm, quen thuộc với đời sống và hơn hết là nước muối mang đến những lợi ích đáng kể cho răng miệng, cụ thể:
Loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng sâu răng
Muối từ xưa đến nay được bến đến là một trong những chất giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, do có chứa thành phần chính là natri clorua. Chất này tạo ra môi trường bất lợi cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Do đó nước muối sinh lý có tác dụng kháng vi khuẩn, hạn chế sự hoạt động của chúng và loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Ngăn ngừa sự phát triển của nấm miệng
Natri clorua trong nước muối có tác dụng kiềm hóa, tăng độ PH, giúp tạo ra môi trường sạch sẽ cho khoang miệng, giảm các triệu chứng của nấm miệng.
Làm dịu vết loét, nhiệt miệng
Ngoài tác dụng làm sạch, nước muối còn có tác dụng bất ngờ khác là làm tăng lưu lượng máu đến khoang miệng, điều này sẽ giúp cho các vết loét lành nhanh hơn. Mặc dù thời điểm đầu có thể gây ra cảm giác xót nhưng nếu thường xuyên súc miệng nước muối, tình trạng viêm loét, nhiệt miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Giảm tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng là mảng bám và vi khuẩn phát triển quá mức. Việc sử dụng nước muối súc miệng sẽ giúp cho nồng độ pH được cân bằng, trung hòa axit nên khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa quá trình hình thành mảng bám, từ đó giảm thiểu tình trạng hôi miệng.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng hoặc nướu
Sử dụng nước muối sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ. Khi mảng bám và vi khuẩn bị hạn chế thì tác nhân gây ra các bệnh về răng miệng hoặc nướu cũng sẽ giảm bớt nguy cơ mắc bệnh về răng miệng, nướu. Do đó súc miệng nước muối sẽ góp phần giúp tình trạng viêm được cải thiện đáng kể.
Giảm các cơn đau họng, ho
Nước muối vô cùng tốt cho những người đang gặp vấn đề về cổ họng hoặc bị ho. Thứ nhất là bởi nước muối làm mài mòn ít hơn và không gây kích ứng niêm mạc cổ họng như một số loại nước súc miệng có chứa cồn, do đó lành tính và thích hợp cho những người đang bị ho hoặc đau họng.
Bạn cũng có thể sử dụng nước muối để súc họng, điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt nước muối ấm còn có thể cải thiện tình trạng dịch nhầy, giảm sưng và nhiễm trùng, do đó các cơn đau cũng sẽ dịu bớt.
Ngăn ngừa tình trạng viêm amidan
Amidan rất dễ bị viêm nếu có vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Tác dụng loại bỏ và ngăn ngừa vi khuẩn của nước muối sẽ giúp giảm thiểu tối đa tác nhân gây ra viêm amidan.
Cân bằng độ PH trong khoang miệng
Một trong những tác dụng không cần phải bàn cãi của nước muối là khả năng trung hòa axit và cân bằng độ pH. Bởi vậy thường xuyên súc miệng nước muối sẽ giúp cho độ pH trong khoang miệng được điều chỉnh về mức cân bằng, hạn chế vi khuẩn có hại và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
3. Hướng dẫn súc miệng bằng nước muối đúng cách
Nếu đã có đáp án cho câu hỏi súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần, bạn cũng nên tìm hiểu về cách súc miệng sao cho đúng, để có thể phát huy hết công dụng của nước muối.
3.1. Cách pha nước muối súc miệng
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, nước muối tốt nhất để súc miệng là loại nước với nồng độ 0,9%. Bạn có thể pha được nước súc miệng với tỷ lệ đúng chuẩn ngay tại nhà chỉ với các nguyên liệu và công thức vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu:
- Muối biển hoặc muối tinh khiết
- Nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội
- Ca hoặc bình đựng để chứa nước
- Lọ nhỏ vừa đủ có nắp đậy kín
Cách làm:
Việc pha nước muối súc miệng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần hòa muối vào nước khoáng đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội, khuấy đều cho đến khi muốn tan hoàn toàn. Sau khi pha bạn cũng không cần thêm bất cứ chất hay phụ gia nào mà sử dụng trực tiếp luôn.
Tỷ lệ nước và muối được đánh giá đúng chuẩn là cứ 1 lít nước hòa 9 gram muối. Nếu sử dụng muối biển bạn có thể lọc bỏ sau khi pha để loại bỏ tạp chất. Sau đó bạn chiết dung dịch nước muối vào từng lọ và đậy kín nắp để dùng dần.
Dù có thể pha nước muối sinh lý và sử dụng trong thời gian dài, tuy nhiên bạn chỉ nên bảo quản và sử dụng trong vòng 15 ngày để đảm bảo về vệ sinh an toàn và chất lượng.
3.2. Cách súc miệng nước muối đúng cách giúp răng chắc khỏe
Dù không còn phải băn khoăn về việc súc miệng nước muối ngày mấy lần nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Dưới đây là quy trình súc miệng nước muối đơn giản nhưng đúng chuẩn mà bạn nên tham khảo:
- Bước 1: Hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào trong miệng.
- Bước 2: Súc miệng liên tục trong 30 giây, đảm bảo nước muối có thời gian để tiếp xúc với toàn bộ bề mặt răng và khoang miệng của bạn, sau đó nhổ ra.
- Bước 3: Tiếp tục hớp ngụm nước muối thứ hai. Riêng đối với lần thứ 2 này, bạn tăng thời lượng lên ít nhất khoảng 60 giây để nước muối có thế tiếp xúc với toàn bộ các vùng ở trong khoang miệng lâu hơn rồi nhổ ra.
- Bước 4: Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ cảm giác muối còn tồn đọng ở trong khoang miệng.
4. 8 lưu ý khi súc miệng bằng nước muối
Bên cạnh việc đưa ra đáp án súc miệng nước muối ngày mấy lần, các chuyên gia còn khuyến cáo mọi người cần lưu ý đặc biệt một số vấn đề khi súc miệng bằng nước muối, cụ thể:
Loại muối sử dụng
Bạn nên sử dụng muối tinh khiết hoặc muối hạt nguyên chất để làm nguyên liệu pha nước muối súc miệng. Nước muối khi pha nên sử dụng loại có nồng độ vừa phải là 0,9%, không nên sử dụng loại nước muối quá mặn hoặc quá nhạt.
Nhiều người cho rằng nước muối càng mặn sẽ càng có nhiều tác dụng nhưng ngược lại, nó có thể làm tổn thương niêm mạc miệng hay họng.
Tần suất súc miệng
Tần suất súc miệng hay súc miệng nước muối ngày mấy lần hiệu quả nhất là tối thiểu ngày 2 lần và có thể tăng tần suất khi cần.
Thời gian súc miệng
Việc súc miệng chỉ nên kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Theo các chuyên gia, đây là thời gian có thể giúp làm sạch khoang miệng tốt nhất.
Đảm bảo muối luôn được hòa tan
Nước muối rất tốt cho răng miệng nhưng bạn cần chú ý hòa tan chúng hoàn toàn trong nước trước khi súc miệng bởi trong muối có hàm lượng natri cao có thể ảnh hưởng đến men răng. Hạt muối khi chưa được hòa tan có thể khiến cho răng bị mài mòn.
Không súc miệng quá nhiều
Dù không có quy định tối đa về việc súc miệng nước muối ngày mấy lần nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Bởi việc súc miệng quá nhiều có thể khiến cho men răng bị hư hại, mài mòn do trong muối có hàm lượng lớn natri.
Không uống nước muối
Nhiều người có thói quen uống nước muối khi súc miệng. Đây là việc làm cần tránh bởi nó có thể làm tăng lượng muối tích lũy trong cơ thể, dẫn đến sự dư thừa và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về thận và huyết áp.
Ngoài ra nước muối sau khi súc miệng có chứa một lượng lớn vi khuẩn. Do đó nếu nuốt phải có thể gây ra nhiều hệ quả không tốt cho đường ruột, đường tiêu hóa.
Đánh răng sau khi súc miệng
Nhiều người cho rằng súc miệng nước muối có nhiều tác dụng nên có thể thay thế cho việc đánh răng. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm, sau khi súc miệng bạn vẫn nên đánh răng hoặc thực hiện hai việc này song song.
Bởi súc miệng có thể làm sạch bề mặt nhưng không thể thay thế cho bàn chải len sâu vào kẽ răng để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám và vi khuẩn. Do đó tốt nhất hãy kết hợp cả 2 phương pháp này.
Không súc miệng nước muối sau khi nhổ răng
Không phải lúc nào việc súc miệng nước muối cũng là tốt. Bạn tuyệt đối không nên súc miệng bằng nước muối khi vừa nhổ răng xong. Bởi khi đó nước muối sẽ làm cho máu khó đông hơn, giảm quá trình lành và hồi phục vết thương.
Như vậy, Súc miệng bằng nước muối là phương pháp đơn giản, tiện lợi, chi phí rẻ mà công hiệu cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mình và người thân. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc súc miệng nước muối ngày mấy lần, từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp. Ngoài ra đừng quên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời xử lý các vấn đề về răng miệng.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua hotline: 0363.85.85.87để bác sĩ thăm khám. |
- Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Hải Phòng.
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa định hướng Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Thái Bình
- Chứng chỉ hành nghề Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- Chứng chỉ Chỉnh nha của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt