Câu hỏi: “Chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi và cháu đã thực hiện trám răng cửa bị sâu, tuy nhiên sau khi trám răng thì cháu gặp tình trạng ê buốt răng. Cháu muốn hỏi là trám răng xong bị ê buốt phải làm sao? Tình trạng ê buốt sẽ kéo dài bao lâu và có cách nào để khắc phục tình trạng này không ạ? Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ. Cháu xin cảm ơn ạ.” (Minh Hằng, Hà Nội).
Trả lời:
Cảm ơn bạn Minh Hằng đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Giải đáp bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Với câu hỏi của bạn, bác sĩ Lý Văn Cương – bác sĩ tổng quát tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đưa ra câu trả lời như sau:
“Hiện tượng ê buốt sau khi trám răng khá phổ biến và xuất phát do nhiều nguyên nhân như: vi khuẩn sâu răng chưa được làm sạch hoàn toàn trước khi trám, răng không được điều trị tủy triệt để, chất liệu trám không đảm bảo chất lượng hoặc có thể do phản ứng dị ứng với vật liệu trám. Với tình trạng ê buốt răng sau khi trám mà bạn đang gặp phải, bác sĩ cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, sau đó mới đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Đối với tình trạng trám răng xong bị ê buốt, bạn có thể phòng tránh được nếu biết áp dụng các cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ”
Để hiểu rõ hơn về hiện tượng trám răng xong bị ê buốt, bạn Minh Hằng và các khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin liên quan trong bài viết sau đây.
1. 6 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trám răng xong bị ê buốt
Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trám răng xong bị ê buốt phải làm sao, khách hàng cần hiểu rõ nguyên nhân gây ê buốt răng sau khi trám, nhằm giải tỏa tâm lý lo lắng và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
1.1. Quy trình trám răng không đạt chuẩn về kỹ thuật
Quy trình trám răng hay hàn răng đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ ở từng bước. Nếu bác sĩ không làm sạch hoàn toàn vùng răng sâu hoặc định hình sai vị trí trám, sẽ dẫn đến hiện tượng ê buốt sau khi trám. Ngoài ra, sử dụng các thiết bị hoặc vật liệu không đạt tiêu chuẩn cũng làm giảm hiệu quả của quá trình trám răng.
1.2. Tủy chưa được lấy sạch triệt để
Khi tủy răng chưa được lấy sạch hoặc vẫn còn mô tủy bị viêm, việc trám răng sẽ tạo áp lực lên phần mô viêm còn sót, dẫn đến cảm giác ê buốt và đau nhức. Đối với tình trạng sâu răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển bên dưới miếng trám. Những vi khuẩn này tiết ra axit và độc tố làm tổn thương mô răng, kích thích tủy răng, từ đó gây nên cảm giác ê buốt khó chịu sau khi trám răng.

1.3. Do áp lực nén ép vật liệu xoang trám
Trong quá trình trám răng, kỹ thuật nén ép vật liệu trám quá mạnh có thể gây tổn thương đến mô răng bên dưới, dẫn đến cảm giác ê buốt. Áp lực đè lên tủy răng sẽ kích thích các dây thần kinh và khiến răng ê buốt. Tình huống này thường xảy ra khi bác sĩ điều chỉnh lực không phù hợp, khiến răng chịu áp lực lớn trong quá trình trám răng.
1.4. Do kích ứng vật liệu trám
Một số người có cơ địa nhạy cảm với các thành phần hóa học trong vật liệu trám như Composite hoặc Amalgam. Từ đó dẫn đến tình trạng nhạy cảm mỗi lần răng tiếp xúc với nhiệt độ chênh lệch hoặc áp lực nhai lớn. Lựa chọn vật liệu trám phù hợp với cơ địa và tình trạng răng sẽ giúp khách hàng tránh khỏi hiện tượng dị ứng và khó chịu sau khi trám răng.
1.5. Do lớp trám không khít hoặc bị hở
Miếng trám bị hở là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cảm giác ê buốt kéo dài sau khi trám răng. Nếu miếng trám không ôm sát vào răng hoặc bị hở, vi khuẩn và thức ăn sẽ dễ dàng xâm nhập vào kẽ răng, gây viêm nhiễm và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
1.6. Do chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám
Sau khi trám răng, chăm sóc răng miệng đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp hồi phục khả năng ăn nhai. Nếu khách hàng không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ như tránh sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng kém, tình trạng ê buốt sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, thói quen dùng lực nhai mạnh hoặc cắn đồ cứng cũng làm tổn hại đến lớp trám và kéo dài cảm giác ê buốt.

2. Ê buốt do trám răng kéo dài trong bao lâu?
Hiện tượng ê buốt sau khi trám răng là một phản ứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, thời gian kéo dài bao lâu và mức độ ê buốt sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể:
2.1. Ê buốt trong 1 – 3 ngày đầu
Cảm giác ê buốt sẽ xuất hiện trong 1 – 3 ngày đầu sau khi trám răng. Đây là phản ứng tự nhiên của răng và mô xung quanh khi phải thích nghi với lớp trám mới. Lúc này, khách hàng không nên ăn uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng và lưu ý vệ sinh răng miệng tốt. Cảm giác ê buốt thường sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn sau 1 tuần, nên khách hàng không cần quá lo lắng.
2.2. Thăm khám bác sĩ ngay nếu ê buốt kéo dài hơn 1 tuần:
Nếu cảm giác ê buốt không thuyên giảm và biểu hiện ê buốt trở nên nghiêm trọng hơn sau từ 1 – 2 tuần, khách hàng hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Các dấu hiệu bất thường mà khách hàng cần đặc biệt lưu ý gồm:
- Ê buốt kéo dài và cảm giác đau nhức tăng dần.
- Đau lan rộng đến các khu vực khác hoặc có hiện tượng sưng tấy nướu, má.
- Miếng trám bị nứt, hở, hoặc lỏng khiến thức ăn hoặc vi khuẩn lọt vào.
- Cảm giác ê buốt quá mức và không thể ăn nhai bình thường.

3. 3 Cách giảm ê buốt sau trám răng hiệu quả tại nhà
Nếu bạn thắc mắc trám răng xong bị ê buốt phải làm sao thì hãy áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà nhằm giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục răng. Trong trường hợp tình trạng đau buốt không được cải thiện, hãy đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất và tránh biến chứng sau trám răng.
3.1. Tránh gây kích ứng vị trí trám răng
Những kích thích từ đồ ăn, thức uống hoặc cách ăn nhai có thể làm tăng cảm giác ê buốt, nên khách hàng hãy lưu ý:
- Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Răng sau khi trám thường nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng bởi sự chênh lệch và thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Hạn chế nhai mạnh ở bên răng vừa trám: Lực nhai mạnh hoặc cắn đồ cứng sẽ làm tổn thương lớp trám, gây ra vết nứt, hở và khiến tình trạng ê buốt nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn hãy ăn thức ăn mềm và ưu tiên nhai ở bên hàm khỏe mạnh.
3.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách là yếu tố quan trọng giúp giảm ê buốt và bảo vệ miếng trám. Bạn nên:
- Súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần/ngày: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và làm dịu cảm giác ê buốt.
- Dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm: Các sản phẩm như Sensodyne hoặc loại kem đánh răng có chứa fluoride sẽ hỗ trợ bảo vệ men răng và vùng răng vừa trám.
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm: Tránh chải răng quá mạnh vì có thể làm tổn thương răng và miếng trám. Lưu ý đánh răng theo chuyển động tròn đều để làm sạch răng hiệu quả mà không gây thêm áp lực lên răng mới trám.
3.3. Sử dụng sản phẩm giảm ê buốt
Khi cảm giác ê buốt kéo dài, khách hàng có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ theo chỉ dẫn của bác sĩ như:
- Gel hoặc thuốc giảm ê buốt: Bạn có thể sử dụng một số loại gel hoặc dung dịch chứa các hoạt chất làm dịu dây thần kinh răng. Bằng cách bôi trực tiếp lên vùng răng nhạy cảm, tình trạng khó chịu và ê buốt sẽ giảm dần.
- Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện: Sau khoảng 3 – 5 ngày áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng vẫn không đỡ, hoặc cảm giác đau nhức tăng lên, khách hàng hãy đến cơ sở nha khoa để thăm khám. Bởi dấu hiệu này cảnh báo một số vấn đề bất thường với miếng trám hoặc tình trạng sâu răng chưa được xử lý hoàn toàn.

4. Tip hay phòng tránh tình trạng ê buốt khi trám răng
Để không còn băn khoăn về việc trám răng xong bị ê buốt phải làm sao, hãy áp dụng một số tip dưới đây để phòng tránh tình trạng khó chịu này.
- Chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Một cơ sở nha khoa uy tín thường sẽ quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, đảm bảo quy trình trám răng được thực hiện chính xác, an toàn. Đồng thời hạn chế các rủi ro như làm sạch không triệt để, vật liệu trám không đảm bảo chất lượng hay miếng trám bị hở gây ê buốt kéo dài.
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách: Răng miệng sạch sẽ và khỏe mạnh là nền tảng để phòng tránh ê buốt sau khi trám răng. Khách hàng nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn. Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa, tránh gây tổn thương vùng nướu hoặc làm hở các kẽ răng.
- Hạn chế thói quen ăn và uống đồ quá nóng, lạnh: Thói quen dùng thực phẩm và đồ uống có nhiệt độ quá chênh lệch dễ khiến men răng bị tổn thương. Do vậy, hãy tránh các loại đồ uống như cà phê, nước đá, thức ăn quá nóng để giảm thiểu nguy cơ kích ứng vị trí trám răng.
- Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm: Bàn chải lông mềm giúp làm sạch răng mà không gây tổn thương bề mặt răng hoặc kích ứng nướu. Sử dụng các loại kem đánh răng như Sensodyne giúp giảm cảm giác ê buốt và bảo vệ men răng, phù hợp với những người mới trám răng.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn các vấn đề về sâu răng, nứt răng hoặc viêm nướu. Đồng thời lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ nha khoa để có biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp và duy trì hàm răng chắc khỏe nhất.

5. Địa chỉ trám răng uy tín
Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tự hào cung cấp dịch vụ trám răng chất lượng cao, mang lại nụ cười tự tin và hàm răng chắc khỏe cho khách hàng.
Tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng khi trám răng sẽ được:
- Đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và thực hiện trám răng theo đúng chuẩn quy trình nha khoa. Với kỹ năng chuyên môn tốt, bác sĩ sẽ đảm bảo tính chính xác trong từng bước từ làm sạch khoang trám, tạo hình miếng trám đến gắn miếng trám lên răng.
- Vật liệu trám răng chính hãng: Một số loại vật liệu trám răng cao cấp đang được sử dụng tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp gồm Amalgam (trám bạc), sứ, Composite, GIC,… Các vật liệu này đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn với sức khỏe răng miệng của khách hàng.
- Quy trình trám đúng quy định về y khoa: Kỹ thuật trám răng thường diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 – 30 phút cho mỗi răng. Toàn bộ quy trình sẽ được đảm bảo thực hiện đầy đủ từ khám sức khỏe răng miệng và tư vấn, vệ sinh răng miệng và gây tê, sau đó bác sĩ tiến hành trám răng, chỉnh sửa và đánh bóng bề mặt răng.
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, 100% được nhập khẩu nguyên khối và trực tiếp từ châu Âu giúp hỗ trợ quá trình trám răng diễn ra thuận lợi. Đặc biệt, phòng khám tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đảm bảo vô trùng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, với các phòng điều trị riêng biệt cho từng khách hàng.
Như vậy, trám răng xong bị ê buốt phải làm sao cần xác định chính xác nguyên nhân, sau đó áp dụng phù hợp cách xử lý. Để hạn chế tình trạng khó chịu này, khách hàng cần tránh sử dụng các thức ăn, đồ uống quá nóng, lạnh hoặc cứng, đồng thời hạn chế nhai mạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng sản phẩm hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.
Liên hệ ngay Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua đầu số 24/7: 0363.85.85.87 để được hỗ trợ tư vấn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện.
Mọi vấn đề về đến chất lượng dịch vụ trám răng tại phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ phản ánh qua số Hotline: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |

- Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Hải Phòng.
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa định hướng Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Thái Bình
- Chứng chỉ hành nghề Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- Chứng chỉ Chỉnh nha của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt