Khi niềng răng có thể phải nhổ răng. Vậy có nên nhổ răng số 4 để niềng không? Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tìm hiểu về vai trò của răng số 4, các trường hợp nên và không nên nhổ răng số 4 khi niềng răng qua bài viết sau đây.
1. Răng số 4 là gì? Chức năng của răng số 4
Răng số 4 hay còn gọi là răng cối, răng tiền hàm (răng hàm nhỏ thứ nhất) nằm ở vị trí thứ tư nếu đếm từ cửa chính vào trong, nằm giữa răng nanh (răng số 3) và răng hàm lớn (răng số 6 và số 7).
Răng số 4 có đặc điểm nhỏ hơn so với răng hàm lớn, hình mũ nấm, kích thước nhỏ và nhọn về 4 góc của răng. Răng số 4 có vai trò hỗ trợ quan trọng trong quá trình cắn xé thức ăn mà răng nanh thực hiện, đồng thời đóng góp vào quá trình nghiền nát thức ăn mà răng hàm lớn đảm nhận.
Về cơ bản, răng số 4 có các chức năng như sau:
- Duy trì hiệu quả ăn nhai, có thể nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng
- Hỗ trợ phát âm
- Đảm bảo thẩm mỹ cho nụ cười
Thông thường mỗi người sẽ có 4 răng số 4, gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Vị trí của 4 răng số 4 là nằm đối xứng nhau.
2. Có nên nhổ răng số 4 để niềng răng không?
Có nhổ răng số 4 để niềng răng không sẽ do bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng răng miệng của khách hàng sau khi thăm khám, chụp X-quang. Cụ thể:
- Đối với niềng răng người lớn: Bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng số 4 khi tình trạng răng của khách hàng gặp các vấn đề như: mọc chen lấn, xô đẩy, răng mọc chìa, sai lệch khớp cắn nặng… Chỉ định nhổ răng số 4 được đưa ra bởi vị trí răng số 4 nằm giữa cung hàm, thuận lợi cho việc di chuyển của cả hàm răng, hạn chế tối đa việc răng bị xô lệch. Đặc biệt, về mặt chức năng, răng số 4 khá tương đồng với răng số 5, khi nhổ bỏ có thể thay thế bằng răng số 5 mà không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của cung hàm. Từ đó đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt và mang lại kết quả thẩm mỹ cao.
- Đối với niềng răng trẻ em: Trẻ em chưa thay hết răng sữa nên khi niềng răng bác sĩ sẽ hạn chế nhổ răng số 4. Răng của trẻ vẫn có nhiều khoảng trống, xương hàm mềm nên dễ dàng nắn chỉnh mà không cần nhổ răng.
Như vậy có nên nhổ răng số 4 để niềng răng không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của khách hàng cũng như mong muốn về kết quả chỉnh nha sau cùng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám kỹ lưỡng để đưa ra quyết định cuối cùng.
>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài sứ là gì? Có hiệu quả không?
3. Trường hợp nên và không nên nhổ răng số 4 khi niềng răng
Dưới đây là các trường hợp nên và không nên nhổ răng số 4 khi thực hiện niềng răng.
3.1. Trường hợp nên nhổ răng số 4
Quyết định nhổ răng số 4 khi niềng răng thường được chỉ định cho những trường hợp răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau, hoặc răng của khách hàng gặp tình trạng móm, hô vẩu nặng, sai lệch khớp cắn nghiêm trọng.
Dưới đây là các trường hợp cụ thể nên nhổ răng số 4 khi niềng răng:
- Răng mọc chen chúc, xô đẩy nhau: Các răng mọc chen chúc và xô đẩy sẽ vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa gây khó khăn cho hoạt động ăn nhai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống cho các răng di chuyển, từ đó san đều răng trên cung hàm nhằm đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
- Khớp cắn bị sai lệch nặng: Khi khách hàng gặp các tình trạng như khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, khớp cắn đối đầu… bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng số 4 để quá trình điều chỉnh khớp cắn diễn ra thuận lợi hơn. Qua đó cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt, chức năng ăn nhai, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Răng bị hô, móm nặng: Khi khách hàng bị hô, móm nặng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 để tạo ra khoảng trống cần thiết giúp kéo nhóm răng cửa vào (khi răng hô), dịch chuyển để hàm răng cân đối
- Khách hàng gặp tình trạng lệch hàm nghiêm trọng: Đối với những khách hàng gặp tình trạng lệch hàm hoặc xương hàm phát triển không đồng đều, việc nhổ răng số 4 có thể là một phần trong kế hoạch điều trị toàn diện của bác sĩ, giúp cân đối lại cấu trúc hàm và cải thiện cả thẩm mỹ lẫn chức năng nhai.
3.2. Trường hợp không nên nhổ răng số 4
Không phải ai cũng cần nhổ răng số 4 khi thực hiện niềng răng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật khác để tạo khoảng trống, như cắt lợi (nướu) hoặc điều chỉnh vị trí các răng bằng các phương pháp không xâm lấn.
Dưới đây là những trường hợp không nên nhổ răng số 4 khi niềng răng:
- Răng thưa hoặc khớp cắn lệch lạc nhẹ: Đối với những trường hợp răng thưa, không chen chúc hoặc chỉ sai lệch nhẹ, việc nhổ răng số 4 thường không cần thiết. Khi đó, bác sĩ sử dụng khí cụ chỉnh nha hoặc các biện pháp không xâm lấn khác có thể được áp dụng để đạt được kết quả mong muốn.
- Trẻ chưa thay hết răng sữa: Đối với trẻ em chưa thay hết răng sữa, bác sĩ thường hạn chế việc nhổ răng số 4, bởi lúc này hàm răng của trẻ vẫn còn đang phát triển. Răng của trẻ em có nhiều khoảng trống và dễ dàng điều chỉnh mà không cần can thiệp bằng cách nhổ răng. Chưa kể việc nhổ răng sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của hàm và vị trí mọc của các răng vĩnh viễn.
Như vậy, việc nhổ răng số 4 để niềng răng mắc cài kim loại tiêu chuẩn hay bất kỳ phương pháp nào cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chỉnh nha. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định sau khi cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố, đảm bảo mang lại kết quả niềng răng tốt nhất khách hàng. Nếu bạn đang cân nhắc việc niềng răng và có bất kỳ thắc mắc nào về việc nhổ răng số 4, hãy thảo luận trực tiếp với bác sĩ của mình để có lời khuyên chính xác và phù hợp nhất.
4. Lưu ý khi nhổ răng số 4 để niềng răng
Nhổ răng số 4 để niềng răng là thủ thuật quan trọng và cần được thực hiện dưới sự giám sát, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Để đảm bảo quá trình này diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Nên chọn nha khoa uy tín: Việc chọn một cơ sở nha khoa uy tín là yếu tố quyết định đến chất lượng niềng răng. Bạn nên tìm đến các phòng khám nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và đã thực hiện nhiều ca niềng răng thành công. Một nha khoa uy tín không chỉ đảm bảo về mặt kỹ thuật mà còn cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, có cam kết bảo hành rõ ràng, giúp bạn an tâm trong suốt quá trình điều trị. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp cần nhổ răng, bởi một bác sĩ giỏi sẽ biết cách thực hiện phẫu thuật một cách an toàn, chính xác và ít gây đau đớn.
- Cần khám kỹ lưỡng trước khi nhổ răng: Trước khi quyết định nhổ răng số 4, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát tình trạng răng miệng của bạn. Việc này thường bao gồm chụp X-quang để đánh giá cấu trúc xương hàm, vị trí các răng và tình trạng của răng cần nhổ. Dựa vào kết quả khám sẽ giúp bác sĩ xác định rõ liệu việc nhổ răng số 4 có thực sự cần thiết hay không. Thăm khám kỹ lưỡng còn giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi. Do đó, bạn nên lựa chọn những bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn để được tư vấn và điều trị đúng cách.
- Chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi nhổ: Sau khi nhổ răng số 4 bạn cần chú ý trong chế độ chăm sóc, vệ sinh để vết thương nhanh lành và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Trong đó cần chú ý: Không dùng tay hoặc vật dụng chạm vào vết thương, tránh thức ăn cay, nóng và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Ngoài ra, nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: sưng tấy, chảy máu kéo dài, đau kèm sốt cao, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
5. Giải đáp thắc mắc khi nhổ răng số 4 để niềng răng
Để khách hàng hiểu thêm về thủ thuật nha khoa nhổ răng số 4 để niềng răng, sau đây bác sĩ Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan.
5.1 Nhổ răng số 4 có đau không?
Nhổ răng là một thủ thuật có tính xâm lấn, răng gắn liền với xương hàm, lợi và hệ thống dây thần kinh nên sẽ luôn gây ra cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, mức độ đau nhức sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ.
Nếu bạn nhổ răng số 4 tại cơ sở nha khoa uy tín, có sự hỗ trợ có thiết bị máy móc hiện đại và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn thì hoàn toàn có thể an tâm.
Khi nhổ răng các bác sĩ sẽ gây tê, bạn sẽ không đau nhức. Sau khi nhổ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đảm bảo giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm cho khách hàng. Tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, nhổ răng số 4 nói riêng và nhổ răng nói chung được thực hiện bằng phương pháp máy siêu âm Piezotome hiện đại không gây đau sẽ là địa chỉ tin cậy cho khách hàng.
5.2 Các răng nào thường được nhổ cùng răng số 4 để tạo hiệu quả chỉnh nha cao nhất?
Trong một số trường hợp, ngoài răng số 4, bác sĩ có thể chỉ định nhổ thêm các răng khác như răng khôn (răng số 8) hoặc răng số 5 để tạo thêm khoảng trống, giúp quá trình di chuyển răng diễn ra thuận lợi hơn. Cụ thể:
- Răng khôn: Được chỉ định nhổ khi răng mọc lệch, mọc ngầm hoặc xô đẩy gây cản trở cho quá trình chỉnh nha. Nhổ răng khôn sẽ tạo không gian cho các răng khác di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
- Răng số 5: Răng số 5 nằm ngay sau răng số 4 và cũng thuộc nhóm răng tiền hàm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị nhổ răng số 5 cùng với răng số 4 để đạt được sự cân đối giữa hai bên hàm và tối ưu kết quả chỉnh nha.
5.3 Các rủi ro khi nhổ răng số 4
Nhổ răng số 4 là một thủ thuật phổ biến trong nha khoa, nhưng vẫn có những rủi ro tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý:
- Nhiễm trùng: Sau khi nhổ răng số 4, nếu không chăm sóc đúng cách, vết thương có thể bị nhiễm trùng. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh răng miệng, tránh thức ăn cứng, nóng, cay trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng và sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng nhẹ nhàng.
- Đau nhức: Đau nhức là hiện tượng phổ biến sau khi nhổ răng, thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Để giảm đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc chườm đá lạnh, đồng thời cần tránh các hoạt động có thể gây áp lực lên vùng răng vừa nhổ.
- Tổn thương dây thần kinh: Trong những trường hợp hiếm gặp, việc nhổ răng có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến hiện tượng tê môi hoặc cằm. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn nhổ răng tại cơ sở nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thiếu chuyên môn. Nếu gặp tình trạng tê môi, cằm kéo dài bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Như vậy, có nên nhổ răng số 4 để niềng răng không sẽ cần sự kiểm tra, thăm khám và đưa ra chỉ định từ bác sĩ. Thông qua tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ niềng răng phù hợp cho khách hàng để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Hãy liên hệ với Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp để được tư vấn miễn phí về niềng răng cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan qua số hotline: 0363.85.85.87.
Lưu ý: Những thông tin trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán y khoa. Để biết chính xác phương pháp niềng răng hiệu quả, hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. |
Thông tin liên hệ
- Hotline: 0363.85.85.87
- Website: https://nhakhoaquoctevietphap.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctevietphapvn
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại trường Đại Học Y Hà Nội
- Chứng nhận khóa học quốc tế đào tạo về Chỉnh nha Typodont của Dentwin
- Chứng nhận tham gia Chương trình Invisalign Step Up của tiến sĩ William Dayan