Niềng răng là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng hô, móm, răng thưa, răng lệch lạc,… Tuy nhiên, cũng có những người không nên niềng răng vì có thể ảnh hưởng xấu tới răng miệng và sức khỏe toàn diện. Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tìm hiểu cụ thể các trường hợp không nên niềng răng trong bài viết sau đây.
1. 3 Trường hợp không nên niềng răng phổ biến
Phương pháp niềng răng sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng để nắn chỉnh răng, khớp cắn về đúng vị trí. Giải pháp này được nhiều người lựa chọn để làm đẹp hàm răng với nụ cười tự tin, Tuy nhiên cũng có những người không nên niềng răng, bao gồm:
1.1. Trẻ em còn quá nhỏ
Trẻ còn quá nhỏ, trong độ tuổi dưới 6 tuổi răng sữa chưa được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viễn, rất khó đánh giá tình trạng răng mọc. Khi đó, niềng răng sẽ khó xác định vị trí và chiếc răng cần điều chỉnh. Chính vì vậy, niềng răng trong giai đoạn này là chưa cần thiết.
Nếu cha mẹ có ý định niềng răng em bé thì giai đoạn vàng để niềng răng là 12 – 16 tuổi. Niềng răng giai đoạn này sẽ mang lại hiệu quả cao.
1.2. Người trồng răng giả và bọc răng sứ nhiều
Những người trồng răng giả do bị mất 2 hay nhiều răng hoặc người bọc răng sứ để cải thiện hình dáng, màu sắc của răng thì không nên niềng răng. Bởi vì quá trình niềng răng sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay niềng để tạo áp lực lên răng, giúp răng di chuyển tới vị trí mong muốn. Những người trồng răng giả, bọc răng sứ nếu gặp lực tác động của khí cụ sẽ dẫn đến tình trạng vỡ, nứt mão sứ, hiệu quả niềng răng không đạt như mong đợi.
Bởi vậy nếu mong muốn làm đẹp hàm răng hô, móm, khấp khểnh… thì nên niềng răng trước, sau đó mới bọc răng sứ hoặc trồng răng giả (nếu có nhu cầu).
1.3. Người thực hiện trồng răng Implant toàn hàm
Trồng răng Implant toàn hàm là phương pháp khôi phục răng dành cho các khách hàng bị mất nhiều răng do chấn thương, bệnh lý,… Bác sĩ sẽ sử dụng các trụ Implant (trụ răng nhân tạo) được cấy trực tiếp vào xương hàm để tạo nền tảng vững chắc cho việc gắn mão sứ, tạo thành một hàm răng mới hoàn chỉnh vừa đảm bảo chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.
Khi thực hiện trồng răng Implant bác sĩ tỉ mỉ thăm khám để điều chỉnh hình dáng, vị trí của răng theo tỷ lệ đẹp. Các răng được sắp xếp khít, sát và đúng vị trí trên cung hàm. Chính vì vậy, những người đã trồng răng implant toàn hàm thì không cần niềng răng mà vẫn có hàm răng đều đẹp, như ý và đảm bảo chức năng ăn nhai tốt.
2. Người mắc bệnh lý về răng miệng không nên niềng răng
Mắc các bệnh lý răng miệng không chỉ ảnh hưởng xấu tới độ bền của răng mà còn cản trở quá trình niềng răng. Sau đây là các trường hợp mắc bệnh lý răng miệng không nên niềng răng:
2.1. Viêm nha chu
Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nướu và các mô hỗ trợ răng. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu là do vi khuẩn tích tụ trên răng và dưới nướu, dẫn đến viêm nhiễm và phá hủy các mô xung quanh răng.
Nếu niềng răng trong khi đang bị viêm nha chu, lực tác động từ các khí cụ có thể làm tổn thương nướu đang bị viêm khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Đặc biệt, bệnh viêm nha chu có thể làm suy yếu xương ổ răng, khiến răng bị lung lay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển răng khi niềng răng, làm giảm hiệu quả điều trị. Nếu viêm nha chu chưa được điều trị dứt điểm, niềng răng trong giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ mất răng.
Cho nên, để đảm bảo an toàn cho răng, nướu, khách hàng cần điều trị khỏi hoàn toàn viêm nha chu trước khi thực hiện niềng răng.
2.2. Răng sâu, viêm tủy
Khi bị sâu răng hoặc viêm tủy, cấu trúc răng đã bị phá hủy, khiến răng trở nên yếu hơn. Lực kéo của khí cụ trong quá trình niềng răng có thể dễ dàng làm gãy hoặc vỡ răng. Bên cạnh đó, nếu không điều trị triệt để sâu răng và viêm tủy trước khi niềng, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong răng, gây viêm nhiễm lan rộng và ảnh hưởng đến các răng khác.
2.3. Răng bị mòn, vỡ
Răng bị mòn, vỡ là tình trạng răng đã mất đi một phần hoặc toàn bộ men răng và ngà răng, khiến răng trở nên yếu và dễ bị tổn thương. Khi niềng răng, lực tác động từ các khí cụ lên răng sẽ làm tăng nguy cơ răng bị vỡ hoàn toàn hoặc gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như gãy răng, nhiễm trùng (do răng bị vỡ, gãy, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào bên trong răng gây viêm tủy, nhiễm trùng chân răng,…).
2.4. Bệnh lý về nướu
Những người mắc bệnh lý về nướu khiến cho các mô nâng đỡ răng như xương ổ răng, dây chằng quanh răng bị tổn thương. Lúc này, răng trở nên yếu hơn và dễ lung lay. Nếu vẫn tiến hành niềng răng trong giai đoạn này, sẽ làm tăng thêm áp lực lên nướu, khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, viêm nướu làm suy yếu xương ổ răng, khi kết hợp với lực kéo của mắc cài, răng sẽ dễ bị lung lay và có nguy cơ rụng cao.
3. Người mắc bệnh lý cơ thể không nên niềng răng
Ngoài trường hợp gặp những vấn đề xấu về sức khỏe răng miệng thì khách hàng mắc bệnh lý cơ thể toàn thân cũng không nên thực hiện niềng răng. Bởi vì, khi mắc các bệnh lý này, hệ thống miễn dịch yếu hơn, khả năng phục hồi kém hơn so với người bình thường. Cụ thể:
- Người mắc bệnh ung thư: Sau những đợt hóa trị và xạ trị – những phương pháp điều trị ung thư phổ biến, thường làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Niềng răng lúc này có thể gây ra các vết thương nhỏ trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng nặng.
- Người mắc bệnh tim mạch: Quá trình niềng răng có thể gây căng thẳng, làm tăng huyết áp ở những người mắc bệnh tim mạch. Điều này rất dễ dẫn đến các biến chứng tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Khả năng lành vết thương của người bệnh tiểu đường thường rất kém, kém, đặc biệt là ở chân và răng. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi niềng răng.
- Người bị bệnh động kinh: Người mắc bệnh thần kinh có thể gặp khó khăn trong việc hợp tác với bác sĩ khi thực hiện niềng răng hoăc tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng miệng, làm giảm hiệu quả của quá trình niềng răng.
Do đó, nếu khách hàng mắc một trong các bệnh lý cơ thể toàn thân kể trên thì không nên niềng răng. Cách tốt nhất là bạn nên trực tiếp nhận sự tư vấn từ bác sĩ nha khoa để đưa ra giải pháp phù hợp nhất..
4. Điều kiện về răng và xương hàm yếu
Niềng răng là một quá trình lâu dài, sử dụng hệ thống khí cụ để tạo lực tác động lên răng và xương hàm, từ đó di chuyển răng về vị trí mong muốn. Do đó, người có răng và xương hàm yếu không nên niềng răng vì một số lý do sau:
- Nguy cơ rụng răng cao: Lực kéo của khí cụ như mắc cài, dây cung… trong quá trình niềng răng mắc cài kim loại thường hoặc sứ có thể làm răng yếu càng thêm lung lay và dễ rụng, đặc biệt là những chiếc răng đã bị sâu hoặc viêm nướu.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng: Răng và xương hàm yếu sẽ cản trở sự di chuyển của răng theo đúng kế hoạch điều trị, từ đó làm giảm hiệu quả niềng răng.
- Gây đau nhức kéo dài: Quá trình niềng răng sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Đối với những người có răng và xương hàm yếu, cảm giác này sẽ kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả, khách hàng nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho từng trường hợp.
5. Những lưu ý cần biết để nâng cao sức khỏe răng miệng
Để nâng cao sức khỏe răng miệng, đảm bảo răng chắc khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thăm khám định kỳ tại cơ sở nha khoa uy tín: Bạn nên tập thói quen thăm khám định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ thăm khám, chăm sóc răng miệng và kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đến răng, khớp cắn.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Cần vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, tăm nước để vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nhằm tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,….
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, vitamin D, phốt pho… giúp răng và xương chắc khỏe. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này qua các loại thực phẩm như sữa, sữa chua, các loại hải sản, rau xanh, trái cây…
- Cẩn trọng khi ăn thực phẩm cứng, dai, dính để bảo vệ răng: Đồ ăn cứng, dai có thể gây ra các vết nứt, mẻ răng. Do đó, bạn nên ưu tiên những thức ăn mềm, dễ nhai nhằm bảo vệ răng tốt hơn, nhất là khi bạn niềng răng mắc cài sứ dễ vỡ.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp về những người không nên niềng răng vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và không đạt hiệu quả niềng răng. Để biết rõ mình có thuộc đối tượng niềng răng không bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn và có được giải pháp điều trị tối ưu.
Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa và phương châm “Mỗi khách hàng ra về đều cảm thấy hài lòng với nụ cười tự tin” là địa chỉ uy tín giúp bạn chăm sóc răng miệng toàn diện, an toàn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0363.85.85.87 để được tư vấn miễn phí về niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0363.85.85.87
- Website: https://nhakhoaquoctevietphap.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctevietphapvn
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt tại trường Đại học Y Hà Nội
- Chứng nhận tham gia Invisalign Step Up Program của Tiến sĩ William Dayan
- Chứng nhận “For Completion of a practical comprehensive Orthodontic” của Ormco