Câu hỏi: Bạn Việt Anh (24 tuổi) gửi câu hỏi tới Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp như sau:
“Chào bác sĩ, em đang gặp tình trạng bị hôi miệng trong quá trình niềng răng, mặc dù đã đánh răng kỹ mỗi ngày 2 lần. Em muốn hỏi, tình trạng này do nguyên nhân gì và có những giải pháp nào để khắc phục? Mong nhận được giải đáp từ bác sĩ. Em xin cảm ơn!”
Trả lời: Chào Việt Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Đối với câu hỏi của bạn, bác sĩ Đào Thị Ngọc Oanh – chuyên gia Chỉnh nha của chúng tôi đưa ra giải đáp như sau:
“Trong quá trình niềng răng (chỉnh nha), tình trạng hôi miệng có thể xảy ra. Niềng răng bị hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng không đúng cách, mắc các bệnh lý răng miệng, sử dụng khí cụ kém chất lượng… Tùy vào nguyên nhân mà cách khắc phục sẽ khác nhau”.
Để hiểu rõ hơn về những lý do khiến niềng răng bị hôi miệng cũng như cách khắc phục hiệu quả, bạn Việt Anh và khách hàng hãy theo dõi bài viết sau đây:
1. 6 Lý do khiến niềng răng bị hôi miệng
Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 12 – 36 tháng vì thế có thể gây bất tiện cho việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và dẫn đến tình trạng hôi miệng. Sau đây là 6 lý do chính gây ra tình trạng niềng răng bị hôi miệng:
1.1 Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Khi niềng răng, các khí cụ như mắc cài, dây cung (niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ, kim loại) tạo ra nhiều ngóc ngách, khiến thức ăn dễ bám dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Việc vệ sinh răng miệng với bàn chải thông thường khó tiếp cận được hết các khu vực này, dẫn đến tích tụ mảng bám, hình thành cao răng gây nên hôi miệng.
1.2 Do bệnh lý sâu răng, viêm nướu
Niềng răng rất dễ bị sâu răng, viêm nướu do thức ăn dễ mắc kẹt trong các mắc cài và kẽ răng. Khi bị sâu răng mà không được điều trị kịp thời, vi khuẩn trong các ổ sâu răng sẽ tạo ra các hợp chất sunfua dễ bay hơi, có mùi hôi khó chịu. Còn với bệnh viêm nướu sẽ khiến nướu bị sưng đỏ và có mùi hôi.
1.3 Thường xuyên ăn các thực phẩm gây mùi
Nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm gây mùi như tỏi, mắm tôm…. mảng bám thức ăn bám lại ở kẽ răng, chân răng, vướng vào các khí cụ niềng răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và tiết ra mùi khó chịu.
1.4 Do khí cụ niềng răng
Niềng răng tại các cơ sở nha khoa không uy tín, khách hàng sẽ không tránh được tình trạng phải sử dụng các khí cụ niềng răng kém chất lượng, làm từ vật liệu không an toàn cho sức khỏe. Các khí cụ này khi ở lâu trong môi trường khoang miệng sẽ dễ bị biến chất, có thể giải phóng ra các chất độc hại, gây kích ứng nướu, lưỡi và các mô mềm. Việc kích ứng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó dễ dàng dẫn đến tình trạng hôi miệng. Nguyên nhân này rất dễ gặp phải khi bạn niềng răng mắc cài kim loại thường, mắc cài sứ…
1.5 Do khô miệng
Một số người bị khô miệng trong quá trình niềng răng do tác dụng phụ của thuốc hoặc do thở miệng khi ngủ cũng có thể là lý do gây hôi miệng. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch khoang miệng, trung hòa axit và tiêu diệt vi khuẩn. Khi thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển và gây hôi miệng.
1.6 Do các bệnh lý cơ thể khác
Những khách hàng niềng răng nhưng đang mắc hoặc điều trị các bệnh lý như viêm họng, trào ngược dạ dày, hô hấp… cũng có thể tác động gây hôi miệng. Theo đó:
- Người bị trào ngược dạ dày thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, khiến hơi thở có mùi khó chịu.
- Khi bị viêm xoang, dịch nhầy trong xoang có thể chảy xuống cổ họng, gây ra tình trạng ho và khạc đờm. Dịch nhầy này có thể chứa vi khuẩn gây hôi miệng.
- Theo Times of India, người bị bệnh tiểu đường sẽ có lượng xeton trong máu cao và có thể gây ra tình trạng hôi miệng.
2. Cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hôi miệng hiệu quả
Tình trạng hôi miệng trong khi niềng răng sẽ làm bạn kém tự tin, ngại giao tiếp. Sau đây là những cách hiệu quả để khắc phục tình trạng này:
2.1 Giải pháp nha khoa
Để khắc phục triệt để tình trạng niềng răng bị hôi miệng, giải pháp nha khoa là cách hiệu quả nhất. Dưới đây là các cách bạn có thể áp dụng:
Vệ sinh răng miệng đúng cách:
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày: Những người niềng răng nên đánh răng 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn bằng bàn chải lông mềm dành cho người niềng răng. Mỗi lần đánh răng tối thiểu 3 phút để loại bỏ hết các cặn, thức ăn thừa còn dính ở răng hoặc mắc cài. Nếu bạn sử dụng phương pháp niềng răng invisalign thì nên vệ sinh khay niềng để đảm bảo sạch vi khuẩn.
- Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng: Tăm nước, chỉ nha khoa là các dụng cụ vệ sinh răng miệng hiệu quả cho người niềng răng. Chúng sẽ hỗ trợ bạn lấy hết các mảng bám ở nơi mà bàn chải không đến được, từ đó làm sạch các kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa fluor hoặc nước muối sinh lý: Dung dịch súc miệng có chứa fluor hoặc nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn còn sót lại và giúp hơi thở thơm tho hơn.
Chế độ ăn phù hợp:
- Nên ăn các thực phẩm mềm, không dắt dính như cháo, súp, củ quả hầm nhừ…
- Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt như: bánh ngọt, khoai tây chiên, mì cay,… hoặc thức ăn dễ gây mùi như: mắm tôm, nước cáy, hành, tỏi,… để tránh mắc các bệnh lý về răng miệng – tác nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng
- Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, tốt cho sức khỏe răng miệng như: sữa, sữa chua, trứng, táo,…
Uống đủ nước:
Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể tiết ra nhiều nước bọt, làm sạch khoang miệng và giảm nguy cơ hôi miệng.
Tái khám định kỳ:
Việc tái khám định kỳ trong khi niềng răng giúp phát hiện sớm những bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi,… để khắc phục kịp thời, hạn chế tình trạng hôi miệng.
Điều trị dứt điểm các bệnh lý và hạn chế thói quen xấu:
Một cách hiệu quả để khắc phục tình trạng niềng răng bị hôi miệng là bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu để tránh bệnh tiến triển nặng và gây hôi miệng.
Khách hàng cũng nên từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá vì chất kích thích này có thể làm tình trạng hôi miệng trở nên tồi tệ hơn.
2.2 Giải pháp dân gian
Ngoài các phương pháp nha khoa, bạn có thể áp dụng những giải pháp dân gian sau đây để khắc phục tình trạng hôi miệng khi niềng răng:
Súc miệng bằng nước gừng
Gừng có tính kháng khuẩn và chống viêm cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và giảm viêm nướu. Hơi cay nồng của gừng cũng giúp khử mùi hôi hiệu quả.
Cách làm: Gọt vỏ một củ gừng tươi, thái lát mỏng và đun sôi với 500ml nước trong khoảng 5 phút. Để nguội bớt, sau đó lọc lấy nước và sử dụng để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng lá bạc hà
Bạc hà có mùi thơm the mát, giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, trong lá bạc hà chứa các tinh chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Cách làm: Nhai một vài lá bạc hà tươi hoặc pha trà bạc hà bằng cách ngâm 5 – 7 lá bạc hà trong nước nóng khoảng 10 phút. Dùng nước bạc hà để súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau bữa ăn.
Sử dụng lá ổi
Lá ổi có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và làm sạch khoang miệng.
Cách làm: Nhai một vài lá ổi tươi hoặc đun sôi 10-15 lá ổi trong 500ml nước. Sau đó, để nước lá ổi nguội bớt, lọc lấy nước và sử dụng để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng mật ong
Mật ong cũng có tác dụng dưỡng ẩm, giúp làm mềm lưỡi và giảm tình trạng khô miệng. Đối với tác dụng trị hôi miệng, mật ong cũng được đánh giá là giải pháp hiệu quả, được nhiều người sử dụng.
Cách làm: Pha một muỗng cà phê mật ong với nước ấm và sử dụng để súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau bữa ăn. Bạn cũng có thể trộn mật ong với bột quế hoặc bột nghệ để tăng hiệu quả khử mùi hôi miệng.
Sử dụng lá chè xanh
Lá chè xanh chứa chất polyphenol có tác dụng khử mùi hôi miệng hiệu quả.Ngoài ra, trong lá chè xanh cũng chứa nhiều tinh chất có tính kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Cách làm: Đun sôi 10 – 15 lá chè xanh trong 500ml nước. Để nguội bớt, sau đó lọc lấy nước và sử dụng để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng quế
Quế có mùi thơm nồng nàn, giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, quế cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm sạch khoang miệng.
Cách làm: Bạn nhai một thanh quế nhỏ hoặc pha trà quế bằng cách ngâm 1-2 thanh quế trong nước nóng khoảng 10 phút, rồi dùng nước quế để súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau bữa ăn.
Lưu ý: Các biện pháp dân gian trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho việc điều trị y khoa. Trường hợp bạn đang gặp bất cứ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp dân gian này. Nếu tình trạng hôi miệng khi niềng răng không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, đưa ra chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Như vậy, niềng răng bị hôi miệng là tình trạng có thể xảy ra nếu bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, lựa chọn cơ sở kém uy tín hoặc chưa điều trị triệt để khi mắc một số bệnh lý cơ thể. Bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng bị hôi miệng để có phương pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả. Chúc bạn có một hàm răng khỏe đẹp và hơi thở thơm tho!
Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề hôi miệng khi niềng răng trẻ em hoặc người lớn, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để được giải đáp chi tiết.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
Thông tin liên hệ
- Hotline: 0363.85.85.87 (zalo)
- Website: nhakhoaquoctevietphap.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctevietphapvn
Địa chỉ Hà Nội:
- ⛔ Số 24 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- ⛔ Số 06 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
- ⛔ Số 69 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
- ⛔ Số 29 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- ⛔ Số 358 Khu nhà ở Hi-Brand Khu ĐTM Văn Phú Hà Đông (cạnh cột đồng hồ)
Địa chỉ Bắc Ninh:
- ⛔ Số 119 Đường Huyền Quang, Phường Ninh Xá, Tp Bắc Ninh
Địa chỉ Quảng Ninh:
- ⛔ Số 90 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
- ⛔ Số 7- Nguyễn Văn Cừ (ngã 3 Kênh Liêm) – TP. Hạ Long.
- ⛔ Số 362- Trần Hưng Đạo (ngã 4 Loong Tòong) – TP Hạ Long.
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại trường Đại Học Y Hà Nội
- Chứng nhận khóa học quốc tế đào tạo về Chỉnh nha Typodont của Dentwin
- Chứng nhận tham gia Chương trình Invisalign Step Up của tiến sĩ William Dayan