Câu hỏi: “Kính chào bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, tôi đã niềng răng được 6 tháng và mấy ngày gần đây bắt đầu xuất hiện tình trạng răng bị lung lay. Tôi muốn hỏi là tình trạng này có nguy hiểm không và cần xử lý như thế nào? Mong bác sĩ có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Cảm ơn bác sĩ” (Nguyễn Anh, Hà Nội).
Trả lời: Cảm ơn bạn Nguyễn Anh đã gửi câu hỏi cho hòm thư “Khách hàng hỏi – bác sĩ trả lời” của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Với câu hỏi của bạn, bác sĩ Nguyễn Nữ Cẩm Chi – Phó ban Chỉnh nha tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đưa ra giải đáp như sau:
“Niềng răng răng bị lung lay là tình trạng có thể gặp phải trong quá trình chỉnh nha. Răng bị lung lay nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: tiêu xương, tụt nướu, sai lệch khớp cắn… Ngoài ra khuôn mặt còn bị mất cân đối, hài hòa. Khi răng bị lung lay, suy yếu mà phải chịu lực siết của khí cụ khiến răng dễ gãy, vỡ hoặc rụng răng.”
Để hiểu rõ về tình trạng răng lung lay khi niềng, bạn có thể đọc chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Niềng răng bị lung lay có nguy hiểm không?
Răng lung lay khi niềng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, gây ra các biến chứng. Tình trạng này có thể chia thành các mức độ ảnh hưởng như sau:
1.1 Biến chứng mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, tình trạng răng lung lay khi niềng có thể gây ra các ảnh hưởng như sau:
- Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Răng lung lay khi niềng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Do lực tác động từ khí cụ chỉnh nha, răng di chuyển theo nhiều hướng khác nhau, khiến hàm răng trở nên khấp khểnh, mất cân đối. Trường hợp nặng hơn, một số răng có thể nhô ra hoặc thụt vào so với các răng khác, tạo cảm giác thiếu hài hòa cho khuôn miệng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy tự ti khi giao tiếp.
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Do răng lung lay, bạn có thể gặp khó khi nhai các loại thức ăn cứng như trái cây, các loại hạt, kẹo, thịt… Bạn cũng cần mất nhiều thời gian hơn cho mỗi bữa ăn, thậm chí xảy ra tình trạng mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn hoặc bỏ bữa.
- Vệ sinh chăm sóc răng miệng khó khăn
Răng lung lay khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt ở kẽ răng hoặc dính ở mắc cài khiến việc loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trở nên khó khăn hơn, tiềm ẩn nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý nha khoa khác.
Khoảng trống giữa các răng vốn đã khó vệ sinh nay càng trở nên “nhỏ bé” hơn khi răng lung lay. Việc len lỏi bàn chải, chỉ nha khoa vào những khe hẹp này đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ thuật cao, khiến nhiều người nản lòng.
2.2 Mức độ biến chứng nguy hiểm
Hiện tượng răng bị lung lay sau khi niềng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do nguyên nhân niềng răng bị lung lay mà khách hàng cần chú ý:
Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Niềng răng bị lung lay khiến việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, vi khuẩn sẽ tích tụ ở kẽ răng và nướu khiến nướu dễ bị sưng đỏ, chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây tổn thương đến các mô quanh răng, ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của răng và thậm chí dẫn đến mất răng.
Nguy cơ mất răng, tụt nướu
Răng lung lay khi niềng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến biến chứng tụt nướu. Khi răng lung lay, nướu sẽ mất đi sự hỗ trợ của răng, dẫn đến tình trạng nướu bị thoái hóa và mất đi, làm lộ ra phần chân răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị sâu và có nguy cơ mất răng.
Dẫn đến sai khớp cắn, ăn nhai yếu
Răng lung lay gây ảnh hưởng đến vị trí của các răng, dẫn đến sai khớp cắn và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như:
- Đau khớp thái dương hàm mặt: Răng bị lung lay khiến lực ăn nhai không đều, từ đó dẫn đến sai khớp cắn và lâu dài có thể gây ra đau khớp thái dương hàm mặt.
- Khó khăn khi ăn nhai: Khi răng bị lung lay, việc ăn nhai sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ăn các thực phẩm cứng. Tác động lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bạn.
- Mòn răng: Do lực nhai không đều sẽ làm xuất hiện tình trạng mòn răng. Sự mài mòn sẽ tác động trực tiếp đến cấu tạo của răng, rìa răng và làm bề mặt răng giảm diện tích..
- Kéo dài thời gian niềng: Răng lung lay khiến việc di chuyển răng trở nên khó khăn hơn và bác sĩ cần điều chỉnh lực tác động từ khí cụ chỉnh nha một cách cẩn thận để tránh làm tổn thương răng và nướu. Do đó thời gian niềng răng kéo dài hơn so với dự kiến.
2. Răng lung lay khi niềng phải làm sao?
Khi gặp tình trạng niềng răng bị lung lay, tùy vào mức độ lung lay và tình trạng cụ thể của khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra các cách xử lý khác nhau. Dưới đây là các cách xử lý răng lung lay khi niềng mà bạn có thể tham khảo.
2.1 Tháo niềng răng tạm thời
Bác sĩ sẽ chỉ định tháo niềng răng tạm thời nếu như tình trạng răng bị lung lay xảy ra do các lý do gồm:
- Răng lung lay do bệnh lý răng miệng: Nếu tình trạng niềng răng bị lung lay do các bệnh lý răng miệng như: Viêm lợi, viêm nha chu khiến nướu yếu ớt, không thể hỗ trợ răng trong quá trình di chuyển, làm cho răng lung lay thì bác sĩ có thể cân nhắc tháo niềng để điều trị bệnh lý sau đó mới niềng lại.
- Răng lung lay và có nguy cơ làm tiêu xương ổ răng: Lực siết từ khí cụ chỉnh nha quá mạnh, làm tổn thương nướu và xương ổ răng có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương. Lúc này tháo niềng răng sẽ giúp giảm áp lực lên nướu và xương ổ răng, tạo điều kiện cho nướu phục hồi và giảm nguy cơ tiêu xương.
2.2 Điều chỉnh lại lực siết của các khí cụ chỉnh nha
Điều chỉnh lực siết của các khí cụ chỉnh nha là phương pháp được áp dụng để khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng răng do lực siết quá mạnh.
Nếu bạn gặp phải tình trạng răng lung lay kèm các triệu chứng đau nhức, ê buốt và khó chịu thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ vì có thể lực siết mạnh từ khí cụ niềng răng đã gây ra tình trạng này.
Các bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lại lực siết để đảm bảo không gây tổn thương lên nướu, răng, từ đó giảm tình trạng răng bị lung lay.
2.3 Nhổ răng bị lung lay
Nhổ bỏ răng lung lay là biện pháp cuối cùng khi răng lung lay trong quá trình thực hiện phương pháp niềng răng mà không thể khắc phục được bằng các phương pháp kể trên.
Thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng bị lung lay sau khi niềng nếu rơi vào những trường hợp sau:
- Răng lung lay khiến các răng xung quanh thiếu không gian để dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
- Răng lung lay mọc ngầm, mọc lệch, ảnh hưởng đến việc di chuyển của các răng khác và có thể gây ra biến chứng về răng miệng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để đảm bảo hiệu quả cho quá trình niềng răng.
- Răng lung lay đã bị hư tổn nặng như sâu, viêm tủy và có nguy cơ gãy, vỡ trong quá trình niềng răng thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ bỏ hoàn toàn.
Như vậy để đảm bảo xử lý hiệu quả tình trạng niềng răng bị lung lay, bạn nên liên hệ trực tiếp bác sĩ để có những tư vấn hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình niềng răng bạn nên tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng khi niềng nhằm đảm bảo hiệu quả chỉnh nha an toàn, chất lượng, tránh được các tình huống không mong muốn xảy ra như răng lung lay.
3. Nguyên nhân khiến răng bị lung lay khi niềng
Nắm rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để bạn có thể phối hợp với bác sĩ để khắc phục tình trạng răng lung lay sau khi niềng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến răng bị lung lay khi niềng:
3.1 Bác sĩ niềng răng sai kỹ thuật
Việc lựa chọn bác sĩ nha khoa uy tín, có tay nghề cao là vô cùng quan trọng để tạo nên một ca niềng răng thành công. Nếu bác sĩ niềng răng có chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm sẽ dễ dẫn đến việc thực hiện sai kỹ thuật chỉnh nha hoặc đưa ra các chỉ định không phù hợp như:
- Điều chỉnh lực siết không hợp lý: Việc áp dụng lực siết quá mạnh hoặc quá nhẹ sẽ tạo ra lực nắn chỉnh răng không không tương thích, từ đó dẫn đến các hậu quả không mong muốn như: nướu bị viêm, răng bị lung lay…
- Lập kế hoạch chỉnh nha sai: Khi không xác định chính xác tình trạng răng sẽ tác động đến việc lựa chọn phương pháp niềng không phù hợp, kế hoạch niềng răng chưa chuẩn. Điều này cũng tác động tiêu cực đến hiệu quả niềng răng và làm gia tăng các biến chứng khi niềng, trong đó bao gồm cả tình trạng răng lung lay.
- Lựa chọn khí cụ không phù hợp: Khí cụ có kích thước và chất liệu không phù hợp với tình trạng răng miệng và sức khỏe của khách hàng có thể gây ảnh hưởng xấu trong quá trình chỉnh nha, bao gồm cả tình trạng răng lung lay. Trường hợp này xảy ra phổ biến khi khách hàng sử dụng phương pháp chỉnh nha truyền thống.
3.2 Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm trước khi niềng
Tiến hành niềng răng khi chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, điển hình có tình trạng răng lung lay, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả niềng và sức khỏe răng miệng.
Vì vậy khi gặp các bệnh lý răng miệng sau đây bạn nên chú trọng điều trị dứt điểm, sau đó mới thực hiện niềng răng để đảm bảo không xảy ra tình trạng răng lung lay. Cụ thể:
- Sâu răng, viêm nướu: Bệnh lý này có tính lây lan, nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến các răng khác. Từ đó khiến nướu bị yếu, mất khả năng bám víu của răng, dẫn đến răng lung lay.
- Tủy răng yếu: Răng có tủy yếu khi niềng có thể dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng răng lung lay.
3.3 Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách trong quá trình niềng răng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả niềng và sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số tác hại cụ thể:
- Tích tụ mảng bám, vi khuẩn dẫn đến răng sâu: Việc không đánh răng đầy đủ 2 lần mỗi ngày, không sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ xung quanh mắc cài sứ hoặc kim loại, kẽ răng và nướu. Mảng bám lâu ngày sẽ cứng lại thành cao răng, gây sâu răng.
- Viêm nướu: Nướu bị viêm sẽ trở nên sưng đỏ, chảy máu dễ dàng, ảnh hưởng đến khả năng bám víu của răng vào xương ổ. Lâu dần, tình trạng viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, dẫn đến tiêu xương ổ răng và làm răng lung lay.
- Tổn thương nướu do sử dụng dụng cụ vệ sinh không phù hợp: Việc sử dụng các dụng cụ vệ sinh không phù hợp khi niềng răng như bàn chải có lông quá cứng, chải răng quá mạnh tay… có thể gây ra nhiều tổn thương cho nướu, lâu dần ảnh hưởng đến chân răng và làm răng bị lung lay.
3.4 Do cơ địa có nền răng yếu
Đối với những người có nền răng yếu, nguy cơ gặp phải biến chứng khi niềng răng, gồm cả tình trạng răng bị lung lay sẽ rất cao. Đặc biệt là khi niềng răng không chính xác về quy trình, thiếu tính tỉ mỉ. Chẳng hạn như:
cơ địa răng thưa, răng nhạy cảm. Những người có cơ địa răng yếu, răng thưa hoặc răng nhạy cảm khi chỉnh nha sẽ có nguy cơ cao bị lung lay răng.
3.5 Tháo niềng quá sớm
Việc tháo niềng răng trước khi quá trình điều trị hoàn tất cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị lung lay. Theo đó, tháo niềng răng quá sớm khi răng và xương hàm chưa ổn định có thể dẫn đến tình trạng răng lung lay. Chưa kể, việc tháo niềng khi răng chưa về đúng vị trí trên cung hàm sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả là sai lệch khớp cắn và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
4. Cách ngăn ngừa tình trạng niềng răng bị lung lay
Để ngăn ngừa tình trạng niềng răng bị lung lay, các chuyên gia – bác sĩ khuyến khích khách hàng áp dụng cách sau đây:
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách:
- Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho người niềng răng.
- Sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở những khu vực mà bàn chải không thể tiếp cận.
- Dùng nước súc miệng có chứa fluoride để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng.
- Nếu bạn niềng răng bằng Invisalign thì cần chú ý đến việc vệ sinh khay niềng sạch sẽ để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
- Hạn chế thức ăn cứng, dai, như: kẹo dẻo, kẹo cứng, kẹo cao su, thịt và các loại bánh dai, dẻo như bánh dày, bánh nếp. Thay vào đó ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nhai như: cháo, súp, cơm mềm, sữa, tôm, phô mai, rau xanh… để giảm áp lực lên răng và nướu.
- Tránh đồ ăn dễ dính như kẹo, caramel, socola,… vì chúng có thể dính vào mắc cài và kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D để giúp răng và nướu khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời, thực phẩm như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng,… hoặc sử dụng viên uống bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh các thực phẩm cay nóng, chua, mặn vì có thể gây kích ứng nướu, khiến tình trạng răng lung lay trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ăn chậm nhai kỹ để tiêu hóa thức ăn tốt hơn và thức ăn được nghiền nhỏ, dễ dàng hạn chế tình trạng mắc thức ăn vào mắc cài.
- Loại bỏ các thói quen xấu: Bạn cần loại bỏ ngay những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng bia, rượu, nước uống có gas… vì chúng có tác động xấu đến mòn men răng và làm yếu nướu – yếu tố khiến răng dễ bị lung lay. Ngoài ra bạn cũng nên tránh các thói quen cắn móng tay, nghiến răng,… vì những hành động này có thể gây áp lực lên răng và khiến răng lung lay.
- Tái khám định kỳ đúng lịch hẹn với bác sĩ: Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi sát sao quá trình niềng răng, điều chỉnh lực siết phù hợp và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn để có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy luôn ghi nhớ lịch hẹn tái khám và đến gặp bác sĩ đúng giờ để đảm bảo hành trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và thành công.
Lưu ý: Trong quá trình niềng răng, khi xảy ra tình trạng răng bị lung lay bạn tuyệt đối không tự ý xử lý bằng cách theo mắc cài hoặc điều chỉnh lại lực siết dây cung. Các thao tác này cần thực hiện bác sĩ có chuyên môn.
Hy vọng qua những thông tin mà Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chia sẻ trên đây bạn đã nắm rõ mức độ nguy hiểm của tình trạng niềng răng bị lung lay. Cách hiệu quả nhất để đảm bảo quá trình chỉnh nha an toàn là lựa chọn cơ sở uy tín, tuân thủ chỉ định của bác sĩ dù bạn niềng răng cho bé hay người lớn.
Hãy liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp Bắc Ninh hoặc các cơ sở tại Hà Nội, Quảng Ninh qua số điện thoại: 0363.85.85.87 để được tư vấn miễn phí các thông tin về dịch vụ niềng răng.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. |
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt tại trường Đại học Y Hà Nội
- Chứng nhận tham gia Invisalign Step Up Program của Tiến sĩ William Dayan
- Chứng nhận “For Completion of a practical comprehensive Orthodontic” của Ormco