Niềng răng bị nhiệt miệng xảy ra phổ biến, nhất là khi niềng răng mắc cài. Nhiệt miệng sẽ gây ra nhiều bất tiện trong việc chăm sóc, ăn uống. Hãy cùng tìm hiểu ngay 5 giải pháp từ bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để khắc phục hiệu quả tình trạng này.
1. Lý do gây ra nhiệt miệng khi niềng răng
Nhiệt miệng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải trong quá trình niềng răng, nhất là niềng răng mắc cài. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng niềng răng bị nhiệt miệng:
- Ma sát với khí cụ niềng răng: Với những khách hàng niềng răng mắc cài, khoảng 1 – 3 ngày đầu do chưa quen nên các mắc cài liên tục va chạm và ma sát giữa môi với má, đặc biệt là mắc cài kim loại. Các chuyển động của môi má vô tình gây ra những tổn thương đến mô mềm. Vệ sinh không kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm vết thương loét rộng ra và dẫn đến nhiệt miệng.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Thời gian đầu khi mới niềng răng, cảm giác đau nhức khiến cho việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin B, vitamin C, kẽm và folate… Từ đó dẫn đến tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng.
- Căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng hệ miễn dịch: Những căng thẳng, lo lắng khi niềng răng cũng tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng, bao gồm cả nhiệt miệng.
>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Có gây nhiệt miệng không?
2. Biểu hiện của tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng
Tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Bề trong của môi, xung quanh niêm mạc của miệng, nướu hoặc lưỡi xuất hiện các vết loét nhỏ, màu trắng hoặc vàng.
- Vết loét thường có kích cỡ từ 1 – 3 mm với viền màu đỏ đậm còn bên trong là màu trắng.
- Đau rát, khó chịu khi ăn uống. Đặc biệt nếu ăn món ăn mặn hoặc chua có thể gây ra cảm giác đau, rát rất khó chịu.
- Xung quanh vùng bị loét thường xuyên xuất hiện cảm giác nóng rát, khiến cho hoạt động nhai nuốt gặp nhiều khó khăn.
- Cảm giác đau nhức kéo dài cả ngày, làm gián đoạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và học tập.
3. Giải pháp xử lý nhiệt miệng khi niềng răng
Niềng răng bị nhiệt miệng có thể được khắc phục và xử lý bằng các giải pháp sau đây:
3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trong quá trình niềng răng, vệ sinh răng miệng là yếu tố quan trọng nhất, giúp bạn tránh được các bệnh lý, trong đó có nhiệt miệng. Do đó, một trong những giải pháp xử lý niềng răng bị nhiệt miệng hiệu quả là vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể:
- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào sáng và tối. Khi đánh răng cần lựa chọn loại bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương nướu và mô mềm trong khoang miệng.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch thức ăn còn sót lại ở kẽ răng hoặc các khu vực bàn chải không thể chạm đến, nhất là khi niềng răng mắc cài sứ hoặc kim loại.
- Kết hợp súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn
>>> Đừng bỏ qua: Niềng răng bị lung lay có nguy hiểm không?
3.2. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước sẽ giúp giảm thiểu và hạn chế tình trạng nóng trong của cơ thể, giúp các vết thương do nhiệt miệng mau lành. Ngoài ra, uống nước thường xuyên cũng giúp cân bằng độ pH trong miệng, axit được loại bỏ bớt nên hạn chế được cảm giác khó chịu và đau rát ở các vết loét do nhiệt miệng tạo ra. Bạn cũng có thể uống thêm nước ép trái cây, sinh tố để bổ sung vitamin cho cơ thể, từ đó hỗ trợ vết thương nhanh lành.
3.3. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và thức ăn mềm
Bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các loại trái cây, rau xanh và thực phẩm có tính mát như cam, quýt, cà chua, sữa chua… để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ dưỡng chất.
Nếu xuất hiện tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng, bạn nên ăn các thực phẩm mềm như cháo, súp, củ quả ninh mềm,… hoặc cắt nhỏ thức ăn. Không nên ăn các đồ ăn cay nóng, đồ nếp hoặc các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ để giúp vết loét do nhiệt miệng mau lành, đồng thời tránh cảm giác đau nhức, khó chịu khi ăn.
3.4. Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng
Nếu tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng nặng, vết loét lan rộng và không có dấu hiệu lành, bạn nên thăm khám để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê các sản phẩm chuyên dụng cho nhiệt miệng như gel bôi hoặc thuốc trị nhiệt miệng. Các sản phẩm này có tác dụng làm dịu vết thương, giảm cảm giác đau nhức và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Lưu ý: Khách hàng không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng nên súc miệng bằng các dung dịch dành cho người bị nhiệt miệng để làm sạch vết thương, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
3.5. Sử dụng lớp phủ Silicone chỉnh nha
Nếu nguyên nhân niềng răng bị nhiệt miệng là do sự ma sát giữa khí cụ với các mô mềm trong khoang miệng, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Thông thương bác sĩ sẽ sử dụng lớp phủ silicone chỉnh nha, gắn lên mắc cài nhằm hạn chế tối đa ma sát mạnh gây ra tình trạng nhiệt miệng.
4. Cách hạn chế nhiệt miệng khi niềng răng
Niềng răng bị nhiệt miệng tuy phổ biến nhưng mỗi người hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế nguy cơ từ sớm, đặc biệt là khi đã hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số cách giúp hạn chế tình trạng nhiệt miệng trong quá trình niềng răng:
- Tái khám để điều chỉnh khung niềng: Trong quá trình niềng răng, bạn nên tuân thủ đúng thời gian tái khám để bác sĩ điều chỉnh khung niềng phù hợp cho từng giai đoạn, đặc biệt là khi niềng răng khay trong invisalign để tránh tình trạng niềng quá khít với khuôn hàm dẫn đến ma sát và làm tổn thương khoang miệng. Ngoài ra khi tái khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn các cách để bạn hạn chế tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn cần chú ý khi xây dựng chế dinh dưỡng cho người niềng răng, trong đó chú trọng cân bằng và kiểm soát chế độ ăn, để đảm bảo vừa đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng vừa hạn chế các thói quen ăn uống xấu và tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng như đồ cay nóng.
- Sử dụng sáp nha khoa: Trong thời gian từ 3 – 5 ngày đầu tiên khi mới niềng răng, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng sáp nha khoa để hạn chế ma sát giữa mắc cài và mô trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả.
Niềng răng bị nhiệt miệng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong quá trình niềng răng em bé cũng như người lớn. Tuy nhiên, nếu có chế độ chăm sóc và ăn uống hợp lý, mỗi người có thể tự mình khắc phục tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng. Hy vọng các thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn khắc phục và phòng tránh được tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng. Đừng quên liên hệ ngay với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp Hà Nội hoặc bất kỳ cơ sở nào của chúng tôi tại Quảng Ninh, Bắc Ninh để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng qua số hotline: 0363.85.85.87.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại trường Đại Học Y Hà Nội
- Chứng nhận khóa học quốc tế đào tạo về Chỉnh nha Typodont của Dentwin
- Chứng nhận tham gia Chương trình Invisalign Step Up của tiến sĩ William Dayan