Tình trạng sức khỏe răng miệng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả niềng răng có thành công hay không. Do đó nhiều người bị sâu răng thường lo lắng liệu có niềng răng được không, có ảnh hưởng đến chi phí niềng răng không? Bài viết dưới đây Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Răng sâu có niềng được không?”.
1. Răng sâu có niềng được không?
Răng bị sâu vẫn có thể niềng được tuy nhiên cần điều trị sâu răng trước khi thực hiện chỉnh nha để đảm bảo sức khỏe răng miệng và giúp quá trình niềng răng thuận lợi hơn.
Việc điều trị răng sâu trước khi niềng răng là điều bắt buộc vì răng sâu rất nhạy cảm và yếu nên khó chịu được lực tác động mạnh, đặc biệt là khi kéo răng bằng hệ thống dây chun, mắc cài. Hơn nữa, khi sâu răng còn tạo ra những cơn đau buốt, ảnh hưởng đến sức khỏe người niềng răng.
Cho nên nếu bạn có ý định niềng răng nhưng răng đang bị sâu thì hãy điều trị răng sâu triệt để, sau đó thực hiện niềng răng sau.
2. Lý do cần điều trị răng sâu trước khi niềng răng
Điều trị răng sâu trước khi niềng gần như là yếu tố bắt buộc, nhất là khi răng bị sâu nặng. Các lý do sau đây sẽ cho bạn thấy rõ điều này:
- Răng sâu sẽ yếu hơn răng bình thường do đã bị phá hủy mô răng, trong khi đó niềng răng sẽ tạo ra lực kéo để đưa răng về đúng vị trí. Cho nên niềng răng khi sâu răng là không tốt, tác động đến tiến độ của quá trình niềng, thậm chí còn có thể dẫn đến gãy răng nếu răng quá yếu.
- Răng sâu sẽ gây ra những cơn đau buốt cho nên nếu kết hợp với những cơn đau do chỉnh nha tạo ra thì có thể tác động xấu đến sức khỏe người niềng.
- Thời gian niềng răng kéo dài từ 1,5 – 2 năm, nếu không điều trị sâu răng trước đó thì sau khi niềng tình trạng sâu răng sẽ nặng hơn rất nhiều, thậm chí có thể lây lan sang các răng khác.
3. Cách xử lý sâu răng trước khi niềng
Trước khi niềng răng, đối với răng bị sâu bác sĩ sẽ xử lý theo các cách sau đây, tùy vào tình trạng sâu:
3.1. Sâu răng nhẹ – Loại bỏ vết sâu và hàn lại
Sâu răng nhẹ là tình trạng vi khuẩn đã tấn công lớp men răng và phần ngà răng bên ngoài, làm xuất hiện các lỗ nhỏ li ti trên răng. Nếu sâu răng mới chớm xuất hiện những lỗ đen li ti thì cần bổ sung florua thông qua quá trình đánh răng. Trường hợp răng sâu lớn hơn, bác sĩ sẽ loại bỏ vết sâu và hàn lại. Sau khi điều trị xong răng sâu, bác sĩ bắt đầu niềng răng cho bạn.
3.2. Sâu răng nặng tới tủy – Điều trị tủy răng và bọc răng sứ nếu cần
Khi răng sâu đến tủy nghĩa là vi khuẩn đã tấn công vào tủy răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội thậm chí lan lên đầu và thái dương. Lúc này bác sĩ cần điều trị tủy răng, bọc răng sứ nếu cần thiết.
Thông thường bác sĩ sẽ loại bỏ mô sâu trước, sau đó đánh giá tình trạng tủy răng còn lại. Bác sĩ có thể giữ lại tủy răng hoặc tiến hành diệt tủy tùy theo mức độ. Khi răng bị diệt tủy, chân răng sẽ yếu hơn bình thường rất nhiều, nếu niềng răng ngay sau đó rủi ro sẽ rất cao. Vì thế bác sĩ thường xử lý bằng cách bọc răng sứ. Độ bền của răng sứ sẽ giúp quá trình chỉnh nha thuận lợi hơn.
3.3. Sâu vỡ hết răng – Điều trị tủy, bọc răng sứ hoặc nhổ răng
Răng sâu dẫn đến vỡ là khi vi khuẩn đã phá hủy toàn bộ thân răng, không thể tiến hành niềng vì không có diện tích để gắn khí cụ. Lúc này giải pháp tối ưu là chữa tủy, bọc răng sứ hoặc nhổ răng để ngăn chặn ổ viêm lây lan sang các vị trí xung quanh. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, nha sĩ sẽ có biện pháp xử lý khác nhau như:
- Bọc răng sứ đối với trường hợp thân răng đủ điều kiện để mài cùi.
- Trường hợp thân răng bị phá hủy hoàn toàn, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng và phục hình Implant để khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt sau đó mới tiến hành niềng răng.
4. Cách chăm sóc để răng không bị sâu trong quá trình niềng răng
Để tránh bị sâu răng trong quá trình niềng răng bạn cần chú ý các điều sau:
4.1 Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách được thể hiện bằng việc:
- Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm dành riêng cho răng đang niềng và kem đánh răng có chứa florua để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng.
- Khi đánh răng không chải quá mạnh theo chiều ngang để tránh làm tổn thương men răng và các mô mềm.
- Sau khi đánh sạch răng nên dùng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để vệ sinh khoang miệng. Quá trình này không chỉ bảo vệ toàn bộ khoang miệng mà còn ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
4.2 Thay đổi chế độ ăn uống
Trong thời gian niềng răng bạn cần hạn chế các thức ăn và đồ uống có đường, đặc biệt là thực phẩm dễ kích thích sự sản sinh của vi khuẩn gây sâu răng. Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng giàu khoáng chất và vitamin giúp tăng cường sức khỏe răng miệng trong giai đoạn chỉnh nha.
4.3 Khám răng định kỳ
Việc đến các cơ sở nha khoa để thăm khám định kỳ theo đúng lịch trình bác sĩ đưa ra là một việc rất quan trọng để phòng tránh nguy cơ sâu răng. Bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch răng trong các buổi tái khám, đồng thời phát hiện kịp thời các dấu hiệu sâu răng và đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng.
Như vậy Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đã cung cấp đầy đủ thông tin để giải đáp câu hỏi Răng sâu có niềng được không?. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến niềng răng và sâu răng, từ đó xây dựng kế hoạch chăm sóc răng miệng hiệu quả, tránh phát sinh các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm.
Nếu khách hàng có nhu cầu niềng răng nhưng đang bị sâu răng hãy đến Nha khoa Quốc Tế Pháp Việt để được các bác sĩ nha khoa hàng đầu thăm khám và có biển pháp xử lý hiệu quả. Bạn có thể liên hệ qua hotline 0363.85.85.87 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch trước.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại trường Đại Học Y Hà Nội
- Chứng nhận khóa học quốc tế đào tạo về Chỉnh nha Typodont của Dentwin
- Chứng nhận tham gia Chương trình Invisalign Step Up của tiến sĩ William Dayan