Dây thun niềng răng là một loại khí cụ hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha, giúp tạo lực kéo bổ sung, điều chỉnh vị trí răng và khớp cắn về đúng chuẩn. Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp khám phá về dây thun niềng răng cũng như tác dụng của loại khí cụ này trong phương pháp niềng răng mắc cài để nâng cao hiệu quả chỉnh nha.
1. Dây thun niềng răng là gì?
Dây thun niềng răng hay còn gọi là thun chỉnh nha, thường được làm từ cao su y tế có độ đàn hồi rất cao, được gắn trên các mắc cài và móc từ răng hàm này sang răng hàm đối diện tương ứng. Từ đó, tạo nên lực kéo vững chắc giúp cho răng được định hình và di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Dây thun niềng răng được sử dụng trong chỉnh nha mắc cài nhưng không phải là chỉ định bắt buộc. Việc sử dụng dây thun sẽ căn cứ vào tình trạng răng của khách hàng. Thông thường dây thun niềng răng sẽ được sử dụng cho các trường hợp như răng khểnh, răng mọc chếch hoặc răng không năm trong cung răng chuẩn.
2. Tác dụng của thun niềng răng
Dây thun niềng răng chỉ là một khí cụ bổ sung, hỗ trợ nâng cao hiệu quả chỉnh nha truyền thống. Trong niềng răng mắc cài, thun niềng răng có tác dụng nhiều tác dụng tuyệt vời sau đây:
- Tăng thêm lực kéo: Dây thun niềng răng giúp tăng thêm lực kéo cho dây cung và mắc cài, giúp di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Điều chỉnh vị trí răng: Dây thun niềng răng có thể được sử dụng để điều chỉnh vị trí của từng chiếc răng, từ đó khắc phục tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc, răng mọc chếch phía trên xương hàm.
- Điều chỉnh khớp cắn: Dây thun niềng răng giúp điều chỉnh khớp cắn, tạo ra sự khít sát giữa răng hàm trên và hàm dưới, từ đó cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt.
3. Cách sử dụng dây thun niềng răng với từng trường hợp răng
Thun niềng răng không phải là chỉ định bắt buộc trong tất cả các trường hợp chỉnh nha (niềng răng mắc cài kim loại hoặc niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ). Sau đây là các trường hợp phải sử dụng dây thun niềng răng và cách dùng:
- Răng khểnh: Dây thun được gắn vào các mắc cài trên hai răng khểnh và các răng lân cận để tạo lực kéo theo hướng từ răng khểnh vào phía trong, từ đó đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
- Răng mọc chếch: Dây thun được gắn vào các mắc cài trên răng mọc chếch và các răng lân cận ở hai hàm. Dây thun kéo theo hướng điều chỉnh răng mọc chếch về đúng vị trí mong muốn, bao gồm cả việc điều chỉnh độ nghiêng, xoay của răng.
- Răng lệch khớp cắn: Dây thun được gắn vào mắc cài trên các răng hàm trên và dưới tương ứng, từ đó tạo ra lực kéo theo hướng điều chỉnh khớp cắn, giúp hai hàm răng có khớp nối hài hòa hơn.
- Răng hô: Đối với niềng răng hô (răng hàm trên mọc chìa ra ngoài so với răng hàm dưới), dây thun sẽ được gắn vào mắc cài phía trước của răng hàm trên và nối móc vào mắc cài phía sau của răng hàm dưới. Bằng cách này, dây chun sẽ tạo lực kéo các răng hàm trên về phía sau và các răng dưới ra phía trước để tạo nên khớp cắn chuẩn.
- Răng móm: Răng móm là trường hợp ngược lại với răng hô, hàm dưới sẽ mọc chìa ra lệch với hàm trên. Với trường hợp này, dây thun sẽ được gắn vào móc phía trước của răng hàm dưới và phía sau của răng hàm trên để kéo răng hàm dưới lùi về sau.
3. Các loại thun niềng răng phổ biến
Có nhiều loại dây thun niềng răng, mỗi loại sẽ có những đặc điểm và công dụng khác nhau. Sau đây là các loại thun niềng răng được sử dụng phổ biến hiện nay trong cả niềng răng cho trẻ em cũng như người lớn.
3.1 Thun tách khe
Thun tách khe là loại dây thun làm bằng cao su có kích thước nhỏ, được thiết kế hình tròn với đường kính khoảng 1cm.
Thun tách khe | Chi tiết |
Đặc điểm |
|
Công dụng |
|
Cách dùng | Dùng trong giai đoạn chuẩn bị gắn mắc cài |
Dùng trong trường hợp | Điều trị hiệu quả cho các trường hợp răng chen chúc, khấp khểnh |
3.2 Thun liên hàm
Là loại dây thun được làm từ cao su y tế, có độ đàn hồi cao, sử dụng để liên kết giữa các hàm với nhau để tạo lực bổ sung giúp di chuyển răng về vị trí mong muốn.
Thun liên hàm | Chi tiết |
Đặc điểm |
|
Công dụng |
|
Cách dùng | Thường được gắn trực tiếp trên các móc có sẵn của mắc cài, từ răng hàm trên xuống răng hàm dưới. |
Dùng trong trường hợp | Dùng trong các trường hợp khớp cắn hở, răng mọc lệch lạc, răng khấp khểnh hoặc chìa ra trước quá nhiều |
2.3 Thun buộc tại chỗ
Thun buộc tại chỗ (thun chuỗi) là một dải cao su có nhiều vòng tròn dùng để gắn phía trên mắc cài.
Thun buộc tại chỗ | Chi tiết |
Đặc điểm |
|
Công dụng |
|
Cách dùng | Thường được buộc trực tiếp trên các mắc cài. Dùng trong giai đoạn đã gắn mắc cài |
Dùng trong trường hợp | Dùng trong các trường hợp răng thưa |
3.4 Thun kéo
Thun kéo là loại dây thun hoạt động theo cơ chế trượt và được gắn vào mắc cài hàm trên với mắc cài hàm dưới.
Thun kéo | Chi tiết |
Đặc điểm |
|
Công dụng | Điều chỉnh khớp cắn và các răng sai lệch về đúng vị trí nhanh nhờ lực kéo giữa 2 hàm răng |
Cách dùng | Một đầu được gắn vào mắc cài hàm trên, đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới. Được sử dụng sau khi đã gắn khí cụ niềng răng |
Dùng trong trường hợp | Dùng trong các trường hợp răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn |
3.5 Thun chuỗi
Thun chuỗi (chun chuỗi) thường được làm từ cao su với hình dạng và nhiều vòng chữ O kết nối lại với nhau. Thun chuỗi có nhiệm vụ thu hẹp và đóng khoảng trống giữa hai hoặc nhiều răng với nhau.
Thun chuỗi | Chi tiết |
Đặc điểm |
|
Công dụng | Thu hẹp và đóng khoảng trống giữa các răng hoặc kéo các răng mọc lệch |
Cách dùng | Móc một đầu chun vào chiếc răng đầu tiên, kéo căn chuỗi thun và móc đầu còn lại vào chiếc răng tiếp theo.Thực hiện tương tự như các móc xích khác cho tới khi kết thúc chuỗi thun |
Dùng trong trường hợp | Dùng trong các trường hợp răng mọc xoay, răng thưa |
4. Cách đeo dây thun niềng răng đúng chuẩn
Dây thun niềng răng là một khí cụ quan trọng giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao nhất. Do đó khi dùng thun niềng răng cần đảm bảo đeo đúng chuẩn. Sau đây là cách đeo dây thun niềng răng chuẩn với 5 bước:
- Bước 1: Xác định vị trí gắn thun: Tùy vào loại thun và tình trạng răng miệng bạn xác định chính xác vị trí gắn thun để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha
- Bước 2: Kéo thun: Khách hàng sử dụng tay hoặc dùng kẹp kéo căng dây thun để tạo độ đàn hồi.
- Bước 3: Gắn thun: Móc một đầu dây thun vào mắc cài hoặc đặt giữa các răng ở những vị trí đã xác định.
- Bước 4: Gắn thun ở đầu còn lại: Lặp lại bước 2 và 3 để gắn đầu còn lại của dây thun vào mắc cài.
- Bước 5: Kiểm tra: Kiểm tra lại dây thun để đảm bảo khí cụ được gắn chặt và không bị lỏng lẻo.
5. Những điều nên và không nên làm khi đeo dây thun niềng răng
Sau đây là một vài lưu ý khi đeo dây thun niềng răng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất:
Điều nên làm khi sử dụng dây thun
- Thay dây thun định kỳ 2 – 3 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo độ đàn hồi và hiệu quả sử dụng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo dây thun nhằm ngăn ngừa vi khuẩn từ tay lây lan vào miệng và dây thun.
- Tháo dây thun khi ăn hoặc khi vệ sinh răng miệng để tránh làm hỏng dây thun
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn bám dính vào dây thun, gây hôi miệng và sâu răng.
- Nên ăn các thức ăn mềm và dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố để hạn chế tình trạng thun bị rớt và đau đớn khi ăn
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tiến độ điều trị và điều chỉnh dây thun niềng răng phù hợp.
Điều không nên làm khi sử dụng dây thun
- Không tự ý tháo hoặc thay đổi vị trí dây thun nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Không kéo dây thun quá căng và không sử dụng dây thun bị hỏng
- Không há miệng quá to vì sẽ làm dây thun bị kéo căng quá mức, dẫn đến giảm độ đàn hồi và ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha
- Không nên đeo đồng thời 2 dây thun mắc cài vì có thể làm tổn thương răng và cơ hàm.
- Không nên hút thuốc lá hoặc ăn các thức ăn có màu đậm như nghệ, nước ngọt có gas, rượu vang đỏ… khi đeo dây thun niềng răng để tránh tình trạng dây thun bị ố vàng
6. Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi sử dụng dây thun niềng răng
Trong quá trình sử dụng dây thun niềng răng, khách hàng có thể gặp phải một số vấn đề. Sau đây sẽ là các sự cố khi sử dụng thun niềng răng và cách xử lý để bạn khắc phục nhanh chóng.
Các sự cố | Nguyên nhân | Cách xử lý |
Thun niềng răng bị đứt | Khi bạn ăn các thực phẩm cứng, dai,…hoặc do hao mòn. | Nếu có dây thun dự phòng thay thế dây mới hoặc liên hệ với bác sĩ để có cách xử lý |
Thun niềng răng gây đau nhức, khó chịu | Gắn dây thun quá căng hoặc không đúng vị trí | Điều chỉnh lại vị trí, lực kéo của dây thun. Bạn có thể chườm đá lạnh lên má hoặc vùng bị đau nhức để giảm đau nhanh chóng |
Thun niềng răng không mang lại hiệu quả như mong muốn | Sử dụng dây thun niềng răng không đúng loại, chất lượng kém hoặc gắn dây thun sai vị trí. | Tham khảo ý kiến của bác sĩ để thay thế loại dây cung phù hợp và được hướng dẫn đeo dây cung đúng cách |
7. Hỏi – Đáp về thun niềng răng
Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về dây thun niềng răng, sau đây bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sẽ giải đáp một số thắc mắc để khách hàng hiểu rõ hơn.
Đeo thun niềng răng có đau không?
Trong thời gian đầu khi mới đeo dây thun niềng răng, sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức, ê buốt và khó chịu. Điều này là do lực kéo của dây thun giúp răng di chuyển. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết sau 2 – 3 ngày. Khách hàng có thể liên hệ bác sĩ nha khoa để được tư vấn cách xử lý, giảm cảm giác khó chịu.
Thời gian đeo dây thun niềng răng bao lâu?
Thông thường, bạn cần đeo dây thun từ 12 – 24 tiếng mỗi ngày. Thời gian đeo dây thun niềng răng cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người và theo hướng dẫn của nha sĩ.
Nuốt phải dây thun niềng răng có sao không?
Nuốt phải dây thun niềng răng không nguy hiểm và sẽ tự đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa cho nên bạn cần bình tĩnh. Sau khi nuốt, bạn nên thông báo cho bác sĩ và đến nha khoa để kiểm tra, chỉnh lại số lượng thun nếu cần thiết.
Quên đeo thun niềng răng có sao không?
Quên đeo dây thun niềng răng một vài lần không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên quên đeo hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, có thể ảnh hưởng đến tiến độ điều trị và kéo dài thời gian chỉnh nha.
Có thể tự mua thun niềng răng về sử dụng không?
Không nên tự mua dây thun niềng răng về sử dụng. Dây thun niềng răng cần được sử dụng theo hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Việc tự ý mua và sử dụng dây thun không rõ ràng về nguồn gốc, kém chất lượng và không được khử trùng có thể gây nguy hiểm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
8. Lời khuyên từ bác sĩ về sử dụng dây thun niềng răng
Sau đây là một vài lời khuyên của bác sĩ Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp khi sử dụng dây thun niềng răng để mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất:
- Hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng, vệ sinh và thay thế dây thun niềng răng.
- Để giảm đau nhức khi mới đeo dây thun bạn có thể chườm đá ở vùng má giáp vị trí đeo dây thun. Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng kẹp hoặc dụng cụ hỗ trợ để thao tác dễ dàng hơn, đặc biệt là với những người có ngón tay to hoặc khó thao tác.
- Đeo thun trước gương để có thể quan sát rõ ràng vị trí gắn thun.
- Đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tiến độ điều trị và điều chỉnh dây thun niềng răng phù hợp. Bạn có thể lựa chọn các cơ sở nha khoa chất lượng như Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn
- Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào về dây thun niềng răng, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Như vậy, thun niềng răng là một khí cụ bổ trợ hữu ích để góp phần di chuyển răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm trong quá trình chỉnh nha. Bạn hãy lựa chọn loại dây thun phù hợp và sử dụng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả niềng răng và rút ngắn thời gian chỉnh nha.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình sử dụng dây thun niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để được giải đáp tận tình.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
Thông tin liên hệ
Hotline: 0363.85.85.87 (zalo)
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctevietphapvn
Địa chỉ ở Hà Nội:
- ⛔ Số 24 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- ⛔ Số 06 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
- ⛔ Số 69 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
- ⛔ Số 29 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- ⛔ Số 358 Khu nhà ở Hi-Brand Khu ĐTM Văn Phú Hà Đông (cạnh cột đồng hồ)
Địa chỉ Bắc Ninh:
- ⛔ Số 119 Đường Huyền Quang, Phường Ninh Xá, Tp Bắc Ninh
Địa chỉ Quảng Ninh:
- ⛔ Số 90 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
- ⛔ Số 7- Nguyễn Văn Cừ (ngã 3 Kênh Liêm) – TP. Hạ Long.
- ⛔ Số 362- Trần Hưng Đạo (ngã 4 Loong Tòong) – TP Hạ Long.
- Tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Răng hàm mặt – Đại học Y Thái Bình
- Chứng nhận “Invisalign Fundamentals Seminar” của Invisalign
- Chứng nhận “SEA Master Class” của Invisalign
- Chứng nhận “Invisalign Step Up Program” của Invisalign