Câu hỏi: Xin chào các bác sĩ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Hiện tại tôi đã niềng răng được 6 tháng, thời gian đầu việc ăn uống đều ổn nhưng 2 tuần trở lại đây tôi thấy xuất hiện dấu hiệu viêm lợi, khi ăn bị đau và ê buốt. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ là viêm lợi khi niềng răng có nguy hiểm không? Có thể điều trị bằng cách nào? (Thanh Lâm, Hà Nội)
Trả lời: Xin chào Thanh Lâm, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau: Viêm lợi khi niềng răng có thể chữa khỏi khi phát hiện kịp thời và tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp để tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ dẫn đến một số biến chứng khôn lường. Để hiểu rõ và nắm chi tiết cách điều trị cho tình trạng viêm lợi khi niềng răng mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Viêm lợi khi niềng răng có nguy hiểm không?
Viêm lợi khi niềng răng là tình trạng bệnh lý thường gặp và có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Cụ thể:
- Viêm nha chu: Tình trạng viêm lợi nếu để lâu ngày sẽ tiến triển thành viêm nha chu. Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân chính làm hư hỏng cấu trúc răng nghiêm trọng, gây tụt nướu dẫn đến lộ chân răng.
- Nguy cơ tiêu chân răng, tiêu xương hàm: Viêm lợi kéo dài sẽ khiến cho chân răng bị yếu, nghiêm trọng hơn có thể khiến răng rụng và gãy bất cứ lúc nào. Răng bị gãy sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, cực kỳ nguy hiểm và mất nhiều thời gian để khắc phục hậu quả.
- Gây khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt: Viêm lợi khi bị niềng răng sẽ khiến cho quá trình ăn uống gặp nhiều khó khăn, nhạy cảm, đặc biệt là các món ăn nóng và lạnh. Từ đó tác động tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe của người niềng răng.
- Gây ra tình trạng hôi miệng: Viêm lợi khiến cho vi khuẩn có điều kiện sản sinh mạnh. Việc đánh răng khó loại bỏ được hết vi khuẩn, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.
- Kéo dài thời gian niềng răng: Viêm lợi khiến cho phần lợi không còn ôm vừa khít chân răng, hơn nữa việc chân răng bị yếu, gãy rụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chỉnh nha, thậm chí làm kéo dài thời gian chữa trị so với kế hoạch ban đầu.
2. Nguyên nhân bị viêm lợi khi niềng răng
Viêm lợi khi niềng răng chủ yếu xảy ra do quá trình niềng răng sai cách hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm lợi khi niềng răng:
- Kỹ thuật niềng răng sai do tay nghề bác sĩ: Lực siết quá mạnh được tạo ra do kỹ thuật niềng răng sai có thể dẫn đến tổn thương vùng lợi và gây ra tình trạng viêm lợi. Cho nên lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín là cực kỳ quan trọng.
- Đánh răng và chăm sóc sai cách: Khi niềng răng, quá trình chăm sóc răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là niềng răng mắc cài vì vướng mắc cài, dây thun hoặc dây cung. Nếu vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thức ăn thừa bị mắc lại sẽ hình thành mảng bám. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra viêm lợi.
- Chế độ ăn thiếu chất, không đúng khoa học: Việc niềng răng có thể khiến khách hàng chán ăn do răng bị đau nhức, ê buốt. Vì ăn uống không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và canxi nên gây ra tình trạng viêm lợi.
- Không điều trị các bệnh lý về răng: Việc không điều trị các bệnh lý về răng miệng trước khi niềng răng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, từ đó dẫn đến tình trạng viêm lợi.
3. Các biểu hiện của tình trạng viêm lợi khi niềng răng
Viêm lợi khi niềng răng là bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng nếu chú ý các dấu hiệu, bạn vẫn hoàn toàn có thể sớm nhận ra và các giải pháp xử lý. Dưới đây là các triệu chứng điển hình của tình trạng viêm lợi khi niềng răng:
- Lợi có dấu hiệu sưng tấy, đặc biệt khi chạm vào sẽ gây ra cảm giác đau đớn.
- Người bệnh có cảm giác khó chịu và đau nhức khi ăn, thậm chí khi ăn còn có nguy cơ bị chảy máu chân răng.
- Màu sắc của lợi thay đổi, chuyển từ hồng nhạt sang đỏ hoặc đỏ sẫm.
- Lợi và chân răng dễ bị tổn thương, thường xuyên chảy máu khi có va chạm, đặc biệt là khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa.
- Bề mặt răng xuất hiện mảng bám và cao răng.
- Hơi thở xuất hiện mùi hôi.
Nếu phát hiện một hoặc nhiều biểu hiện nêu trên, bạn cần đến các cơ sở nha khoa để khám. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp để kịp thời điều trị viêm lợi khi niềng răng.
4. Cách trị viêm lợi khi niềng răng
Viêm lợi khi niềng răng không thể tự chữa khỏi tại nhà mà bắt buộc phải đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Tùy vào tình trạng viêm lợi của từng khách hàng, bác sĩ sẽ có các biện pháp khác nhau để điều trị. Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng viêm lợi thường được các bác sĩ chỉ định:
- Sử dụng dung dịch bôi lợi nếu tình trạng viêm lợi ở mức nhẹ.
- Điều chỉnh lực siết nếu nguyên nhân dẫn đến viêm lợi là do lực siết quá chặt. Bác sĩ sẽ kết hợp điều trị với dung dịch hoặc thuốc bôi lợi.
- Lấy cao răng và làm sạch mảng bám nếu nguyên nhân là do cao răng và mảng bám tích tụ.
- Điều trị các bệnh về răng nếu nguyên nhân viêm lợi do các bệnh lý răng miệng.
- Ghép mô nướu nếu tình trạng viêm lợi quá nặng dẫn đến tụt lợi và lộ chân răng.
- Tháo niềng để điều trị dứt điểm nếu tình trạng viêm lợi quá nặng.
Điều trị viêm lợi khi niềng răng vô cùng phức tạp và tốn kém. Ngoài chi phí điều trị viêm lợi bạn có thể còn phải tháo niềng nếu tình trạng viêm nặng. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình chỉnh nha, kéo dài thêm thời gian niềng răng. Cho nên khi niềng răng, bạn cần chú ý lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Khi phát hiện tình trạng viêm lợi, bạn không nên tự ý chữa trị mà hãy trực tiếp đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp xử lý. Là một trong những cơ sở nha khoa uy tín, Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, trong đó có niềng răng và điều trị bệnh lý viêm lợi.
Tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm niềng răng vì chúng tôi quy tụ đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại. Trong suốt quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ theo sát để đảm bảo xử lý kịp thời những tình trạng phát sinh, bao gồm cả viêm lợi khi niềng răng. Nhờ đó không làm ảnh hưởng hay gián đoạn quá trình chỉnh nha của khách hàng.
5. Cách phòng ngừa viêm lợi khi niềng răng
Viêm lợi khi niềng răng rất phổ biến, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa từ sớm. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng viêm lợi sau khi niềng răng mà khách hàng có thể áp dụng.
5.1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Sau khi niềng, răng và lợi đều vô cùng nhạy cảm nên bạn cần đặc biệt chú ý vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, cụ thể:
- Đánh răng đều đặn, ít nhất 2 lần/ngày. Bạn nên chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu thuôn dài để có thể làm sạch sâu bên trong. Khi chải cần nhẹ nhàng, chú ý chải răng theo chiều xoay tròn để làm sạch tối đa và tránh tổn thương nướu.
- Kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa và tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa mắc lại ở kẽ răng, trong mắc cài và dây cung.
- Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, tránh cho vi khuẩn tích tụ và ngăn ngừa tình trạng hình thành mảng bám.
- Làm sạch lưỡi vì đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong khoang miệng.
5.2 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và một hàm răng chắc khỏe. Khi xây dựng chế độ ăn uống, bạn cần lưu ý:
- Hạn chế ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, bánh dẻo dễ dính. Đường tích tụ tại răng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Ngoài ra các loại bánh ngọt thường có độ dính cao, dễ vướng vào mắc cài, dây chun… rất khó làm sạch sẽ tăng nguy cơ hình thành mảng bám.
- Hạn chế các loại thực phẩm quá lạnh, quá nóng hoặc quá cứng vì chúng dễ làm tổn thương đến nướu.
- Bổ sung thêm các loại trái cây, rau xanh và sữa để cung cấp vitamin và canxi cho cơ thể.
- Uống đủ nước, đặc biệt là sau khi ăn, để vừa tránh cặn thức ăn bám vào răng vừa tốt cho sức khỏe.
5.3. Khám nha khoa định kỳ
Khám nha khoa định kỳ là cách giúp bạn phòng ngừa viêm lợi khi niềng răng hiệu quả nhất. Bạn nên:
- Khám nha khoa đều đặn 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định tái khám của bác sĩ để theo dõi quá trình chỉnh nha, kịp thời phát hiện tình trạng viêm lợi và các bệnh lý khác (nếu có) và kịp thời điều trị.
- Khuyến khích sử dụng dịch vụ làm sạch răng chuyên nghiệp như lấy cao răng, làm sạch mảng bám ở nha khoa, vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối.
5.4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng như:
- Gel hoặc dung dịch bôi nướu để giúp cho nướu khỏe hơn.
- Nước muối ấm hoặc nước súc miệng để giúp cho khoang miệng luôn sạch sẽ, thơm tho.
Tuy nhiên khi sử dụng các sản phẩm hỗ trợ khách hàng cần chú ý tìm hiểu kỹ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để sử dụng hợp lý và an toàn.
Đặc biệt, cách để phòng ngừa bệnh lý khi niềng răng hiệu quả nhất chính là chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề giỏi. Từ đó đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn.
Viêm lợi khi niềng răng là tình trạng bệnh lý phổ biến, hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn Thanh Lâm cũng như những khách hàng đang niềng răng khác biết cách phòng ngừa và điều trị khi gặp tình trạng viêm lợi khi niềng răng. Đừng quên liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp theo số hotline 0363.85.85.87 để được tư vấn giải đáp các thắc mắc liên quan đến dịch vụ nha khoa.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại trường Đại Học Y Hà Nội
- Chứng nhận khóa học quốc tế đào tạo về Chỉnh nha Typodont của Dentwin
- Chứng nhận tham gia Chương trình Invisalign Step Up của tiến sĩ William Dayan