Composite là một trong những loại vật liệu hàn răng đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi vậy, kĩ thuật hàn răng răng composite sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp khác.
Những trường hợp nên hàn răng bằng composite
Hàn răng là kĩ thuật nha khoa sử dụng một loại vật liệu nha khoa đặc biệt để lấp đầy, khôi phục lại những kẽ hở, khoảng trống trên răng, giúp răng lấy lại được vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai như ban đầu.
Có nhiều loại vật liệu hàn răng khác nhau thường được sử dụng như: Amalgam, Fuji, composite… Mỗi loại vật liệu này đều có những ưu/nhược điểm khác nhau nhưng trong đó, composite thường được ưa chuộng hơn bởi đây là loại vật liệu có màu sắc rất tương đồng với răng thật nên có tính thẩm mỹ cao.
Hàn răng bằng composite
Hàn răng bằng composite được chỉ định trong rất nhiều trường hợp răng bệnh lý cũng như răng cần thẩm mỹ như: Răng sâu, răng mòn cổ, răng thưa, sứt, mẻ…
Những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật hàn răng bằng composite
Composite là chất liệu tổng hợp quan trọng có nhiều ưu điểm nổi bật, được xem là chất liệu có thể thay thế rất tốt cho mô răng thật. Composite đã được sử dụng nhiều trong nha khoa từ những năm đầu thập niên 90 đến nay và đang tỏ ra là chất liệu hàn trám khó có thể thay thế được bởi các chất liệu hàn răng khác.
So với các loại vật liệu hàn trám khác như amalgam, composite có những ưu điểm nổi bật như:
Đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho răng thật: Màu sắc của vật liệu composite trắng, đẹp, tự nhiên như răng thật, bởi vậy sau khi trám xong, rất khó có thể phát hiện ra rằng có một vết hàn trám trên răng. Do đó, với những trường hợp cần hàn trám răng cửa sứt, mẻ, răng cửa thưa… thì composite là lựa chọn hàng đầu và không thể thay thế.
Hàn răng bằng composite thường được sử với răng cửa
Composite là loại vật liệu có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, chống chịu được với sự mài mòn thường xuyên diễn ra trong môi trường miệng.
Composite đặc biệt lành tính nên hầu như nó không gây ra bất cứ dị ứng, kích ứng nào do với cơ thể, nó cũng vô cùng an toàn, không hề độc hại.
Kĩ thuật hàn răng bằng composite có thể được thao tác rất nhanh dưới nhiệt độ thường nên có đủ thời gian để tạo hình răng chính xác, tỉ mỉ hơn do đặc tính dẻo, dạng monomer đặc trưng. Bởi vậy, có thể sử dụng composite cho nhiều dạng khuyết thiếu mô răng khác nhau mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ y như răng thật ban đầu.
Tuy nhiên, composite cũng có nhược điểm là về lâu dài có thể gây ra hôi miệng, có thể biến đổi màu theo thời gian… do đó sau khi hàn răng, cần có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đảm bảo.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>>Loại vật liệu nào thường được dùng để trám răng cửa
>>Hàn răng sứt có gây đau đớn không?
>>Ưu điểm nổi bật của phương pháp hàn răng bằng composite