Bảo tồn răng thật là yêu cầu hàng đầu đối với các nha sĩ, tuy nhiên trong một số trường hợp bất khả kháng thì việc nhổ răng vẫn phải được chỉ định để tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến các răng xung quanh nó.
Khi nào phải nhổ răng?
Răng bị nhổ vì các lý do sau:
• Sâu răng nặng tiến sâu vào trong răng
• Nhiễm trùng phá hủy phần lớn răng hoặc phần xương xung quanh.
• Không đủ chỗ cho tất cả răng mọc trên cung hàm.
Nhổ răng hiện nay không còn là nỗi sợ hãi của mọi người
Nhiều bác sĩ khuyên nên nhổ các răng ngầm, là răng mà chỉ có một phần được mọc nhú lên. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng xung quanh của răng nhú lên một phần này và gây nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể lan xuống vùng xương xung quanh và tạo ra tình trạng cực kì nghiêm trọng. Các răng ngầm liên tục phát triển đâm xuyên qua mô nướu để cố lộ lên trên cung hàm, mặt dù không đủ chỗ cho chúng mọc. Một áp lực liên tục do việc nỗ lực cố mọc lên này có thể gây tổn hại chân của các răng kế cận. Việc nhổ các răng ngầm này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tổn thương xương và răng kế cận, và tránh các đau đớn do răng này sẽ gây ra.
Răng được nhổ như thế nào?
Trước khi nhổ răng, nha sĩ sẽ xem hồ sơ bệnh án của bạn và chụp phim tia X. Phim tia X cho thấy chiều dài, hình dạng, vị trí các răng và xương xung quanh. Từ đó, nha sĩ ước tính được mức độ khó của tiểu phẫu và quyết định có nên chuyển bạn cho một chuyên gia phẫu thuật hàm mặt hay không.
Trước khi nhổ, vùng xung quanh răng được làm tê. Các bác sĩ sử dụng một chất làm tê cục bộ để làm tê vùng miệng nơi có răng cần nhổ. Đối với nhổ răng thông thường, sau khi khu vực đó được gây tê, răng được làm cho lung lay và lỏng lẻo bằng một dụng cụ gọi là cây nạy, sau đó được nhổ ra bằng kềm nha khoa. Nha sĩ còn có thể mài và tạo hình lại xương ổ phía dưới. Cuối cùng họ có thể khâu đóng mép lại bằng chỉ.
Răng số 8 là răng không có chức năng ăn nhai và luôn được khuyến cáo nên nhổ
Chăm sóc sau khi nhổ răng
Giữ sạch và tránh nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng là cực kỳ quan trọng. Nha sĩ sẽ yêu cầu bạn cắn nhẹ vào miếng bông gòn khô, tiệt trùng và giữ trong khoảng 30 – 45 phút để giảm chảy máu và giúp đông máu. Trong 24 giờ sau, bạn không nên hút thuốc, súc miệng mạnh hoặc chải răng ở vùng mới nhổ.
Bạn sẽ có cảm giác đau và khó chịu sau khi nhổ răng. Trong vài trường hợp, nha sĩ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau hoặc kê toa thuốc cho bạn. Bạn cũng nên chườm túi đá lạnh lên mặt mỗi 15 phút. Bạn nên uống bằng ống hút, tránh áp lực lên ổ răng mới nhổ, và không nên uống đồ nóng. Ngày tiếp theo sau khi nhổ răng, bạn bắt đầu súc miệng bằng nước muối ấm (nhưng không nuốt). Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ giảm dần từ 3 ngày đến 2 tuần. Nếu bạn vẫn còn thấy sưng, đau nhiều, chảy máu hay sốt, hãy báo với nha sĩ ngay.
Bảng chi phí nhổ răng tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp
Để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn, khách hàng vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Việt Pháp tại các địa chỉ sau:
- Số 6 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội – Số hotline 0967 50 1199
- Số 24 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội – Số hotline 0932 203 588
- Số 262 Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0966801155
Số 7 Nguyễn Văn Cừ, Ngã 3 Kênh Liêm, Hạ Long, Quảng Ninh – Số hotline 0333 656 737 / 0963 713 201 - Số 90 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh – Số hotline 0333 566 661
- Số 75 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương – Hotline: 03203776244