Niềng răng là một trong những giải pháp hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết về răng như răng hô/móm, răng thưa, răng mọc lệch lạc,…Vậy bà bầu có niềng răng được không? Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp uy tín đi tìm câu trả lời qua bài viết sau, để các mẹ bầu có được lựa chọn phù hợp nhất.
1. Bà bầu có niềng răng được không?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh – Trưởng ban Chỉnh nha của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, bầu vẫn CÓ THỂ NIỀNG RĂNG và đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nếu tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình niềng răng.
Trong quá trình niềng răng, bà bầu cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thời gian niềng răng dài: Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 12 – 36 tháng, trong khi đó thời gian mang thai trung bình là 9 tháng. Như vậy, khả năng cao các mẹ bầu sẽ thực hiện niềng răng trong suốt thai kỳ, việc ăn uống, đi lại thăm khám sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Sử dụng thuốc và chụp X-quang: Khi niềng răng, việc sử dụng thuốc và chụp X-quang là điều sẽ xảy ra, bởi bác sĩ cần đánh giá tình trạng răng hoặc nhổ răng khi cần. Những điều này đối với mẹ bầu sẽ gây ảnh hưởng, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu – thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
- Thay đổi hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Sự tăng cao của hormone có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu, khiến việc niềng răng trở nên khó khăn hơn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Sức khỏe tổng quát: Khi niềng răng cần phải đi lại, thăm khám nhiều lần để bác sĩ kiểm tra quá trình dịch chuyển của răng. Điều này có thể gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe với mẹ bầu, đặc biệt là với các mẹ có thai kỳ yếu, cần hạn chế đi lại.
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng: Mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, vì thế việc vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng là rất quan trọng. Nếu không chăm sóc kỹ lưỡng, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và biến chứng trong thai kỳ như sinh non.
- Thay đổi trong chế độ ăn uống: Khi niềng răng, cần phải kiêng nhiều loại thực phẩm cứng, dính, dai nhưng trong thời gian mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên. Mẹ bầu cần phải đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi mà không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng.
- Sự thoải mái – căng thẳng: Giai đoạn mang thai sẽ khiến mẹ bầu nhạy cảm, căng thẳng. Quá trình mang thai sẽ gây ra sự khó chịu, vướng víu nên càng gia tăng sự căng thẳng hơn.
2. Ảnh hưởng của niềng răng đến phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ trước khi quyết định niềng răng. Niềng răng trong giai đoạn mang thai có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể như sau:
2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Niềng răng trong giai đoạn đang mang thai có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe sau đây:
- Dễ bị nhiễm trùng: Nếu niềng răng, mẹ bầu có thể phải nhổ răng. Khi thực hiện nhổ răng, bác sĩ cần gây mê, chụp X-quang và thậm chí là sử dụng thuốc kháng sinh. Những điều này sẽ tác động đến sức khỏe mẹ bầu, dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng do cơ thể mẹ bầu đang nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu hơn bình thường.
- Có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nếu xảy ra nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu hóa kém,… cho mẹ bầu.
- Gây mệt mỏi, căng thẳng: Quá trình niềng răng có thể gây ra một số khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Sự căng thẳng kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon.
- Dễ mắc các bệnh lý răng miệng: Phụ nữ mang thai thường bị thay đổi nội tiết tố khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn. Đồng thời, niềng răng với sự xuất hiện của các khí cụ như dây cung, mắc cài,…. khiến vệ sinh răng miệng khó khăn, càng làm tăng khả năng mắc bệnh lý răng miệng ở các bà bầu niềng răng.
- Làm răng yếu hơn: Trong quá trình niềng răng, bà bầu có thể bị yếu hơn do bác sĩ sử dụng các lực để kéo, siết nhằm đưa răng về đúng vị trí.
2.2. Ảnh hưởng đến thai nhi
Niềng răng trong giai đoạn mang thai cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
- Rủi ro sảy thai: Việc đi lại tái khám trong quá trình niềng răng có thể tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là các mẹ bầu có cơ địa yếu, có tiền sử sảy thai.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Khi niềng răng các khí cụ có thể gây vướng víu, khiến các mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống. Điều này đồng nghĩa với việc các mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi:
3. Khi đang niềng răng, mang bầu thì phải làm sao?
Khi đang niềng răng mà mang bầu thì khách hàng cần phải thông báo ngay với bác sĩ nha khoa để bác sĩ có phương án xử lý.
Thông thường, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của khách hàng, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp nắn chỉnh răng phù hợp nhất. Cụ thể:
- Nếu sức khỏe bà bầu không tốt: Trong trường hợp này bác sĩ có thể dừng quá trình niềng răng hoặc xem xét giảm lực siết, tháo bỏ một số khí cụ để mẹ bầu giảm căng thẳng, ăn uống và vệ sinh răng miệng tốt hơn.
- Nếu sức khỏe mẹ bầu tốt: Trong trường hợp này, bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục quá trình niềng răng, tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ (các giai đoạn nhạy cảm) để có niềng răng đạt hiệu quả và diễn ra an toàn. Các bác sĩ cũng sẽ có sự điều chỉnh lực siết răng nhẹ nhàng hơn nếu khách hàng đang chỉnh nha truyền thống, hạn chế sử dụng thuốc cũng như tư vấn kỹ về chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Ngoài ra, trong quá trình niềng răng nếu mang thai, khách hàng tuyệt đối không chụp X-quang, dời lịch nhổ răng, đồng thời bạn cũng cần đến nha khoa thường xuyên hơn đến bác sĩ theo dõi, giảm lực siết nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi phát triển.
4. Lưu ý khi niềng răng trong giai đoạn mang thai
Niềng răng trong giai đoạn mang thai cần phải được kiểm tra, thăm khám và tư vấn kỹ càng từ bác sĩ. Nếu vẫn quyết định chỉnh nha trong giai đoạn này, các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng nếu mẹ bầu đảm bảo yếu tố sức khỏe
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và chú ý đến từng giai đoạn. Cụ thể:
- 3 tháng đầu: Giai đoạn này mẹ bầu thường bị nghén, mệt mỏi cho nên hãy ưu tiên những thực phẩm lỏng, mềm, dễ ăn hoặc nghiền nhỏ thức ăn (nếu cần). Cần hạn chế ăn đồ dai, cứng, dính gây khó ăn.
- 3 tháng giữa: Đây là giai đoạn mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất vì thai nhi đã phát triển ổn định, chưa quá nên không gây nặng nề. Giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh các bệnh lý sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- 3 tháng cuối: Trong giai đoạn cuối của thai kỳ khi sắp đến ngày sinh, mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ cố định các mắc cài trên răng bằng dây chỉ thép. Sau khi sinh xong bác sĩ sẽ tiếp tục điều chỉnh lực như bình thường.
>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài sứ là gì? Có hiệu quả không?
5. Giải đáp về niềng răng với bà bầu
Để hiểu rõ hơn khi niềng răng trong giai đoạn mang thai, hãy cùng bác sĩ Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, giải đáp những thắc mắc sau:
5.1. Nếu niềng răng khi mang bầu có thể gây ảnh hưởng gì?
Niềng răng khi mang bầu nếu không chú ý thăm khám kỹ lưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng như:
- Dễ mắc các bệnh lý răng miệng và làm răng yếu đi
- Gây đau nhức, khó chịu và vướng víu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của mẹ bầu
- Ăn uống khó khăn khiến mẹ bầu không bổ sung được chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi
- Thay đổi hormone, gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý
- Phải di chuyển nhiều để thăm khám, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi
5.2. Tháo niềng khi phát hiện có bầu có ảnh hưởng tới hiệu quả chỉnh nha không?
Tháo niềng là một cách xử lý được bác sĩ đưa ra khi khách hàng đang niềng răng mà phát hiện có bầu và sức khỏe không đảm bảo. Lúc này hiệu quả chỉnh nha không có ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn.
5.3. Bà bầu nên lựa chọn phương pháp nào nếu niềng răng?
Các bà bầu thường được khuyến khích niềng răng trong suốt Invisalign. Bởi đây là phương pháp linh hoạt trong tháo lắp, giúp bà bầu vệ sinh răng miệng dễ dàng và lực siết nhẹ nhàng, mang tới sự thoải mái khi đeo khí cụ.
5.4. Bà bầu niềng răng nên chăm sóc răng như thế nào?
Bà bầu nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, bằng bàn chải chuyên dụng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ mảng bám và thức ăn mắc kẹt giữa các răng, đặc biệt là ở những vị trí mà bàn chải không với tới được.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bầu có niềng răng được không? Theo các bác sĩ nha khoa, không khuyến khích bà bầu niềng răng, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp uy tín qua Hotline 0363.85.85.87 để được tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0363.85.85.87
- Website: https://nhakhoaquoctevietphap.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctevietphapvn
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại trường Đại Học Y Hà Nội
- Chứng nhận khóa học quốc tế đào tạo về Chỉnh nha Typodont của Dentwin
- Chứng nhận tham gia Chương trình Invisalign Step Up của tiến sĩ William Dayan