Nhổ răng là một phương pháp nha khoa được thực hiện khi răng gặp phải một số bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng v.vv… hay cần chỉnh hình, niềng răng. Nhiều người thường bị “ám ảnh” khi nhắc đến trải nghiệm nhổ răng. Với những bật mí nhổ răng không đau, an toàn từ các chuyên gia của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sau đây sẽ giúp bạn gạt bỏ nỗi lo và cảm thấy “nhẹ tênh” trong và sau khi nhổ răng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Nhổ răng là gì?
Nhổ răng là thủ thuật nha khoa có tính xâm lấn nhằm loại bỏ hoàn toàn một chiếc răng ra khỏi ổ răng trong xương hàm. Quá trình này các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, đã đươc vô trùng để tách rời nướu, cắt dây chằng nha chu, giãn xương ổ và lấy răng ra ngoài.
2. Trường hợp bắt buộc và chống chỉ định nhổ răng
Một số người cảm thấy e ngại khi nhổ răng, tuy nhiên đây là một giải pháp tốt nếu bạn mắc các bệnh lý về răng như viêm nha chu, bệnh lý về tủy răng, sâu răng, điều trị nha khoa v.vv… Sau đây là những trường hợp bắt buộc nên nhổ răng và chống chỉ định nhổ răng mà bạn cần nắm rõ để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
2.1 Trường hợp bắt buộc nên nhổ răng
Nhổ răng là thủ thuật nha khoa bắt buộc cần thực hiện với các trường hợp sau đây:
Bệnh lý răng miệng
- Viêm nha chu nặng: Là tình trạng viêm nướu, ảnh hưởng đến cả các xương ổ răng (có nhiệm vụ nâng đỡ răng). Khi bạn bị viêm nha chu nặng, răng dễ bị lung lay, rụng thì nhổ răng là giải pháp phù hợp để loại bỏ răng sắp gãy và tránh nguy cơ viêm nướu, tổn thương xương ổ răng của các răng xung quanh.
- Sâu răng nặng: Khi bị sâu răng nặng sẽ ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và gây nên nhiều đau đớn. Nếu tình trạng sâu răng kéo dài có thể khiến vi khuẩn gây sâu răng lây lan sang những răng lân cận. Do đó, việc nhổ bỏ răng sâu nặng là điều cần thiết để giảm bớt những cơn đau dai dẳng và bảo vệ các răng khác tốt hơn.
- Răng mọc lệch, chen chúc: Tình trạng răng mọc lệch, chen chúc ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ và khiến việc vệ sinh răng khó khăn hơn. Trong một số trường hợp cần thiết như niềng răng, làm cầu răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ những răng mọc lệch, mọc sai vị trí để hàm răng đều đặn, đẹp hơn.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: Những chiếc răng khôn mọc lệch, ngầm gây ra nhiều đau đớn và không có chức năng ăn nhai. Việc sớm nhổ bỏ những chiếc răng “thừa” này sẽ giúp loại bỏ những cơn đau và không làm ảnh hưởng đến các răng khác.
- Bệnh lý về tủy răng: Với các bệnh lý về tủy nếu không điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng và lan sang các răng xung quanh. Để tránh tổn thương chân răng nặng, thậm chí là hoại tử tủy, các bác sĩ sẽ chỉ định bắt buộc phải mổ răng trong trường hợp này.
Răng mẻ, vỡ do tai nạn, chấn thương
Khi bạn bị tai nạn, chấn thương làm cho răng vỡ, mẻ lớn và không thể phục hồi bằng các phương pháp khác thì nhổ răng là giải pháp tối ưu. Sau nhổ răng, bạn có thể thực hiện cấy ghép Implant để “tái sinh” lại chiếc răng đã mất. Một số trường hợp chấn thương nặng khiến tổn thương tủy răng, nhổ răng là điều cần thiết để tránh gây tổn thương cho các răng xung quanh.
Điều trị nha khoa
Một số phương pháp điều trị nha khoa cũng cần thực hiện giải pháp nhổ răng để nâng cao hiệu quả thẩm mỹ và mang đến cho bạn hàm răng chắc khỏe, đảm bảo chức năng ăn nhai. Cụ thể:
- Niềng răng: Với những trường hợp răng mọc chen chúc, trước khi niềng bác sĩ có thể đưa ra chỉ định nhổ bớt một số răng để tạo khoảng trống cho các răng di chuyển về vị trí mong muốn. Nhờ vậy, hiệu quả niềng răng sẽ đạt thẩm mỹ cao hơn.
- Cấy ghép Implant: Khi răng bị sâu nặng, bị gãy do tai nạn, bị viêm nha chu… để thực hiện cấy ghép Implant bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng hư tổn. Sau đó phần chân răng bị nhổ sẽ được cấy trụ Implant để tạo thành “trụ cột” chắc chắn giúp bọc răng giả bên ngoài.
Lý do khác
- Sức khỏe răng miệng kém: Một số trường hợp răng dễ bị lung lay, gãy có thể sẽ phải nhổ răng và cấy ghép Implant để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
- Vệ sinh răng miệng không tốt: Khi bạn vệ sinh răng miệng không tốt răng dễ bị sâu, viêm lợi v.vv… và cần thực hiện nhổ răng để tránh tổn thương nặng hơn và lây lan sang các răng xung quanh.
2.2. Trường hợp chống chỉ định nhổ răng
Nhổ răng được chỉ định thực hiện trong nhiều trường hợp giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, các trường hợp sau đây lại không nên thực hiện nhổ răng vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cụ thể:
- Mắc các bệnh về rối loạn đông máu, tiểu đường: Người mắc bệnh rối loạn đông máu có khả năng đông máu kém hơn bình thường, dẫn đến nguy cơ chảy máu kéo dài và khó kiểm soát sau khi nhổ răng. Còn với người mắc bệnh tiểu đường khả năng lành vết thương chậm có thể khiến phần chân răng bị nhổ chảy máu, nhiễm trùng.
- Người mắc bệnh động kinh, loạn thần: Quá trình nhổ răng có thể gây ra căng thẳng và lo lắng, dẫn đến nguy cơ kích thích cơn động kinh ở những người mắc bệnh. Nếu bắt buộc phải nhổ răng, người bệnh cần dùng thuốc an thần trước vài ngày, sau đó mới thực hiện.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai: Trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai, người phụ nữ thường bị thay đổi nội tiết tố và có thể ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương, làm tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
- Người bệnh ung thư bạch cầu, hoại tử xương hàm: Người mắc bệnh ung thư bạch cầu có hệ miễn dịch yếu, khiến họ dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan. Còn với người bị hoại tử xương hàm việc nhổ răng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hoại tử. Do đó, người bị ung thư bạch cầu hay hoại tử xương hàm tuyệt đối không nên nhổ răng.
3. Quy trình nhổ răng tại Nha khoa Quốc Tế Viêt Pháp
Nhổ ra là một trong những thủ thuật nha khoa xâm lấn cần phải được thực hiện theo một quy trình bài bản, tuần tự từng bước. Sau đây là quy trình nhổ răng chuẩn y khoa được thực hiện tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp:
- Bước 1: Khám và chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng, tình trạng răng cần nhổ và chụp X-quang để đánh giá cấu trúc xương ổ răng và xác định vị trí chân răng chính xác.
- Bước 2: Vệ sinh răng sạch sẽ: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cho bệnh nhân trước khi nhổ răng để loại bỏ vi khuẩn và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện.
- Bước 3: Gây tê cục bộ trước khi nhổ răng: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê tại chỗ để tiêm vào vùng nướu xung quanh răng cần nhổ.
- Bước 4: Làm lung lay chân răng: Bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để nới lỏng chân răng khỏi ổ răng.
- Bước 5: Nhổ răng: Bác sĩ sử dụng máy nhổ răng Piezotome để lấy răng ra khỏi ổ răng. Đây là thiết bị sử dụng sóng siêu âm để tách rời chân răng khỏi ổ răng một cách nhẹ nhàng, ít gây tổn thương nướu và mô mềm xung quanh nên bạn không có cảm giác đau.
- Bước 6: Cầm máu sau nhổ răng và hẹn lịch tái khám: Sau khi nhổ răng, bác sĩ có thể đặt thuốc cầm máu hoặc sử dụng bông vô trùng cầm máu để đảm bảo vết thương không chảy máu. Bác sĩ đặt lịch tái khám với bệnh nhân để kiểm tra tình trạng vết thương và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.
4. Biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Xuất huyết: Thông thường sau khi nhổ răng 24 giờ bạn sẽ bị chảy máu tại vị trí răng đã nhổ. Tuy nhiên, nếu sau 1 ngày hiện tượng xuất huyết vẫn xảy ra và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đi thăm khám sớm. Lý do của tình trạng này thường là do nhổ răng không đúng kỹ thuật hoặc quá trình chăm sóc răng sau nhổ không đúng cách.
- Sưng và đau: Sưng tấy và đau nhức tại vị trí nhổ răng, thường xuất hiện trong vòng 2 – 3 ngày đầu tiên. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Bạn có thể chườm lạnh lên má gần vị trí nhổ răng hoặc dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Nhiễm trùng: Sau khi nhổ răng bạn có thể bị nhiễm trùng do quá trình thực hiện không đảm bảo, chăm sóc sau khi thực hiện thủ thuật không tốt. Bạn có thể bị sưng, tấy, đau, chảy mủ do vi khuẩn xâm nhập. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
- Viêm tủy xương: Trong trường hợp bạn bị sốt cao, ớn lạnh, sưng tấy lan rộng rất có thể bạn đã bị viêm tủy xương sau khi nhổ răng. Đây là tình trạng khá nguy hiểm bạn cần thăm khám sớm để được điều trị dứt điểm.
- Tổn thương thần kinh: Xung quanh răng có rất nhiều dây thần kinh. Bạn có thể bị tổn thương dây thần kinh trong quá trình nhổ răng với các biểu hiện như: tê bì, châm chích, ngứa ran ở môi, lưỡi, hoặc nướu. Trong tình huống này bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được khắc phục sớm.
- Mất răng vĩnh viễn: Nếu răng vĩnh viễn phải nhổ thì sẽ không thể mọc lại. Nếu muốn khôi phục răng đã mất thì bạn cần sử dụng các phương pháp như cấy ghép Implant, làm cầu răng.
5. Giá nhổ răng hiện nay
Giá nhổ răng thường dao động từ 1.000.000 – 5.000.000 VNĐ tùy thuộc vào tình trạng răng, loại răng như: răng sữa, chân răng, răng cửa, hàm, răng khôn v.vv… Sau đây là bảng giá nhổ răng tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp – một trong những cơ sở nha khoa uy tín, có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa. Bạn có thể tham khảo mức giá này để dự trù tài chính phù hợp.
Gói dịch vụ | Đơn giá (VNĐ/răng) |
Rạch lợi trùm | 1.000.000 |
Nhổ răng sữa | 100.000 |
Nhổ chân răng | 500.000 – 1.000.000 |
Nhổ răng cửa, hàm nhỏ (1-5) | 1.000.000 |
Nhổ răng hàm lớn (6,7) | 2.000.000 |
Nhổ răng ngầm | 2.000.000 – 5.000.000 |
Nhổ răng dùng máy siêu âm | (+) 1.000.000 |
Nhổ răng dùng huyết tương giàu tiểu cầu PRP | (+) 1.000.000 |
Nhổ răng khôn hàm trên | |
Mọc thẳng | 1.500.000 |
Mọc lệch | 2.000.000 – 2.500.000 |
Mọc ngầm | 3.000.000 – 5.000.000 |
Nhổ răng khôn hàm dưới | |
Mọc thẳng | 2.000.000 |
Mọc lệch 45 | 2.500.000 |
Mọc lệch 90 | 3.000.000 |
Mọc lệch ngầm | 4.000.000 – 5.000.000 |
6. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng cần biết
Sau đây là một số lưu ý khi nhổ răng để đảm bảo an toàn và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
- Vệ sinh răng miệng: Sau khi nhổ răng, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngày 2 lần với bàn chải lông mềm và hạn chế chà trực tiếp vào vùng lợi bị tổn thương. Bạn không nên sử dụng nước muối và một số loại nước súc miệng trong vòng 24 tiếng sau khi nhổ răng, vì chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và gây kích ứng vết thương.
- Chế độ ăn uống: Mới nhổ răng bạn nên ăn những thực phẩm mềm như: Cháo, súp, canh, sữa chua, trái cây mềm (chuối, bơ), rau xanh luộc mềm. Còn những thực phẩm dai cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, rượu, bia nên hạn chế để tránh gây hại cho vết thương.
- Chăm sóc vết thương và giảm đau: Bạn cần giữ miếng bông vô trùng tại vùng lợi vừa nhổ răng trong vòng 1 giờ để cầm máu tốt hơn. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau nhức.
- Chườm lạnh để giảm đau và tuyệt đối không sờ tay vào vết thương: Nếu bạn bị sưng, đau sau khi nhổ răng có thể chườm túi lạnh bên ngoài má, xung quanh vị trí nhổ răng, làm dịu vết thương. Bạn tuyệt đối không nên sờ tay hay dùng vật nhọn vào vùng vị trí nhổ răng vì có thể làm tổn hại vết thương hay nhiễm trùng.
- Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ: Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ dặn dò bạn cụ thể về cách chăm sóc răng miệng. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất.
7. Giải đáp các câu hỏi khi nhổ răng
Sau đây là một số câu hỏi và câu trả lời về những thắc mắc phổ biến khi nhổ răng để bạn hiểu thêm về thủ thuật nha khoa này.
Nhổ răng có đau không?
Bạn sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình nhổ răng bởi vì trước khi thực hiện bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ. Thông thường, bạn chỉ cảm nhận được một chút áp lực hoặc khó chịu nhẹ. Còn sau khi nhổ răng bạn có thể bị sưng tấy hoặc đau nhưng sẽ nhanh chóng hết sau một vài ngày.
Có nên nhổ nhiều răng cùng lúc?
Có nên nhổ nhiều răng cùng một lúc hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu các răng cần nhổ nằm cạnh nhau, có cấu trúc tương tự nhau hoặc nhiều răng bị viêm nha chu thì việc nhổ nhiều răng một lúc là lựa chọn tốt để tiết kiệm thời gian và giải quyết triệt để vấn đề răng miệng.
Nhổ răng nào nguy hiểm nhất?
Theo các bác sĩ, răng khôn thường được đánh giá là gây nguy hiểm nhất khi nhổ bỏ. Bởi vì, răng khôn mọc ngầm, nằm sâu bên trong xương hàm, thường mọc lệch, mọc ngầm theo nhiều hướng khác nhau. Vị trí này khiến việc tiếp cận và thao tác nhổ răng trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian thực hiện lâu hơn so với các răng khác.
Nhổ răng hàm sâu có đau không?
Nhổ răng hàm sâu sẽ không đau trong quá trình thực hiện. Còn sau khi nhổ răng cảm giác đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng sâu. Nếu răng sâu nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng, việc nhổ răng sẽ ít đau hơn so với răng sâu nặng đã ảnh hưởng đến tủy răng.
Nhổ răng sâu có đau không?
Nhổ răng sâu không gây đau đớn vì trước khi thực hiện bác sĩ đã gây tê. Sau khi nhổ, cảm giác đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng, vị trí của răng và công nghệ nhổ răng, tay nghề bác sĩ.
Nhổ răng khôn có đau không?
Thông thường sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ có cảm giác đau hơn các răng khác. Bởi vì răng khôn thường mọc ở vị trí phức tạp, mọc ngầm sâu, nhiều chân răng, dính vào dây thần kinh hoặc cấu trúc lân cận, gây đau nhiều hơn.
Nhổ răng hàm trên có bị hóp má không?
Nhổ răng hàm trên có bị hóp mà không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vị trí răng: Nếu nhổ răng số 7 – vị trí nằm xa về phía trong cùng của hàm, ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt nên khả năng hóp má thấp. Còn với răng số 6 – nằm gần hơn về phía trước, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt nếu không được phục hồi kịp thời.
- Độ tuổi khi nhổ răng: Với những người trẻ xương hàm còn dẻo dai, khả năng phục hồi tốt hơn, ít bị hóp má hơn. Còn với người lớn tuổi, xương hàm bắt đầu lão hóa, khả năng phục hồi kém hơn, nên dễ bị hóp má sau khi nhổ răng hàm trên.
8. Địa chỉ nhổ răng uy tín
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa thực hiện dịch vụ nhổ răng. Bạn hãy ưu tiên những cơ sở uy tín, sở hữu máy móc, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Điển hình như Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp – đơn vị có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa và được đông đảo khách hàng tin tưởng. Với nhiều ưu điểm nổi bật Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sẽ giúp bạn nhổ răng an toàn, hạn chế đau.
- Cơ sở vật chất: Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sở hữu chuỗi hệ thống 9 phòng khám khang trang, hiện đại tại 3 tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Mỗi phòng khám của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đều có không gian rộng rãi, thông thoáng, sạch sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời.
- Tay nghề bác sĩ cao: Tất cả các bác sĩ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đều được đào tạo chính quy tại các trường đại học y nổi tiếng và một trong số họ còn là bác sĩ tu nghiệp tại nước ngoài. Với tay nghề cao, sự tận tâm khách hàng hoàn toàn an tâm khi lựa chọn nhổ răng tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp.
- Sử dụng công nghệ hiện đại: Mỗi cơ sở của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đều được trang bị các máy móc hiện đại. Trong đó, máy siêu âm Piezotome – trợ thủ đắc lực giúp quá trình nhổ răng nhanh chóng, ít đau.
Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tự hào hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một đơn vị nha khoa uy tín để khách hàng an tâm thực hiện các dịch vụ từ đơn giản tới phức tạp. Cùng với sứ mệnh “Mang lại nụ cười khỏe mạnh và tự tin cho mọi người dân Việt” Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sẽ đồng hành để chăm sóc sức khỏe răng miệng chu toàn cho mọi khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp về thủ thuật nha khoa nhổ răng. Hy vọng đã giúp các bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích để nhổ răng an toàn, ít biến chứng. Đừng quên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín như Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để trao trọn niềm tin.
Thông tin liên hệ
Hotline: 0363.85.85.87 (zalo)
Website: https://nhakhoaquoctevietphap.vn/
Địa chỉ Hà Nội:
⛔ Số 24 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
⛔ Số 06 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
⛔ Số 69 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
⛔ Số 29 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
⛔ Số 358 Khu nhà ở Hi-Brand Khu ĐTM Văn Phú Hà Đông (cạnh cột đồng hồ)
Địa chỉ Bắc Ninh:
⛔ Số 119 Đường Huyền Quang, Phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh
Địa chỉ Quảng Ninh:
⛔ Số 90 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
⛔ Số 7- Nguyễn Văn Cừ (ngã 3 Kênh Liêm) – TP. Hạ Long.
⛔ Số 362- Trần Hưng Đạo (ngã 4 Loong Tòong) – TP Hạ Long.