4 Lý do nên lấy cao răng mà bạn cần biết

Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa để loại bỏ những mảng bám, vôi răng, cao răng bám trên bề mặt răng, giúp bạn lấy lại nụ cười trắng sáng và khỏe mạnh. Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tìm hiểu về thủ thuật lấy cao răng cũng như chi phí và địa chỉ lấy cao răng uy tín. Từ đó nâng cao sức khỏe răng miệng, giảm mắc các bệnh về răng. 

1. Lấy cao răng là gì?

Lấy cao răng (cạo vôi răng) là thủ thuật nha khoa sử dụng dụng cụ/máy móc nha khoa chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám, vôi răng cứng bám trên bề mặt răng và viền nướu. 

Mảng bám và vôi răng là kết quả của sự tích tụ vi khuẩn, thức ăn thừa và nước bọt theo thời gian, nếu không được loại bỏ kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng như viêm nướu, hôi miệng, sâu răng, mòn răng,… 

Lấy cao răng là gì?
Cao răng là các mảng bám, vôi răng cứng trên bề mặt răng

2. Bao lâu lấy cao răng 1 lần? 4 lý do nên lấy cao răng định kỳ 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Khoảng thời gian này được đánh giá là đủ để cao răng hình thành, nếu để lâu có thể hình thành các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng..  

4 Lý do nên lấy cao răng định kỳ

  • Giảm hôi miệng: Lấy cao răng giúp loại bỏ vôi răng và các mảng bám – nơi “trú ngụ” của nhiều vi khuẩn gây nên bệnh hôi miệng. Khi cao răng được lấy theo định kỳ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng. 
  • Ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng: Cao răng chứa nhiều vi khuẩn có hại gây viêm lợi, tụt lợi, sâu răng, ăn mòn chân răng,… Lấy cao răng giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng. 
  • Giúp răng sáng màu và nhẵn bóng: Cao răng có màu vàng hoặc nâu, bám trên bề mặt răng khiến răng trở nên ố vàng, xỉn màu. Lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám này, trả lại vẻ trắng sáng cho hàm răng.
  • Kiểm soát và giảm nguy cơ mắc bệnh lý sức khỏe: Những vi khuẩn trong cao răng tích tụ lâu ngày có thể gây ra một số bệnh như viêm amidan, viêm xoang, viêm họng. Do đó, nếu bạn lấy cao răng theo định kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
Lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích
Lấy cao răng mang lại nhiều lợi ích

3. Trường hợp nên và không nên lấy cao răng 

Lấy cao răng là hoàn toàn cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, có những trường hợp nên và không nên lấy cao răng. Cụ thể:  

3.1. Trường hợp nên lấy cao răng 

Các trường hợp sau đây nên lấy cao răng để đảm bảo vệ sinh răng miệng và phòng tránh nhiều bệnh lý sức khỏe: 

  • Người bị viêm nha chu: Lấy cao răng để loại bỏ hết nơi ‘trú ẩn” của các vi khuẩn gây hại, giúp điều trị bệnh viêm nha chu hiệu quả. 
  • Người có cao răng nhiều bất thường: Nếu bạn phát hiện tình trạng cao răng nhiều bất thường thì nên lấy cao răng sớm để tránh viêm nướu, tụt chân răng. 
  • Phụ nữ có thai: Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi nội tiết tố phụ nữ sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, sâu răng. Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây nên những bệnh lý này nên cần loại bỏ sớm để giảm mức độ nghiêm trọng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ bầu nên lấy cao răng trong 3 tháng giữa thai kỳ (từ tháng 4 đến tháng thứ 6) vì lúc này thai nhi đã ổn định và mẹ bầu vẫn chưa quá nặng nề. 
  • Người cần loại bỏ cao răng trước khi xạ trị, phẫu thuật: Trước khi phẫu thuật hoặc xạ trị, bạn nên lấy cao răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nha chu,… Điều này giúp người bệnh ăn uống dễ dàng, hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.
  • Người duy trì lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần: Những người tạo được thói quen lấy cao răng 6 tháng/lần thì nên duy trì và tuân thủ điều này để đảm bảo sức khỏe răng miệng.  

3.2. Trường hợp chống chỉ định lấy cao răng

Mặc dù lấy cao răng là thủ thuật nha khoa được khuyến khích thực hiện, tuy nhiên các trường hợp sau đây không nên và chống chỉ định lấy cao răng. Cụ thể: 

  • Người mắc các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu cấp tính: Trường hợp nướu bị lở loét, hoại tử cấp tính thì không nên lấy cao răng vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. 
  • Người bị tắc nghẽn đường hô hấp trên: Những người không thở được bằng mũi sẽ gặp khó khăn khi nằm trên ghế nha khoa trong thời gian lấy cao răng. Bạn chỉ nên lấy cao răng sau khi bệnh lý về hô hấp được cải thiện để đảm bảo sức khỏe. 
  • Các bệnh nhân bị viêm tủy cấp tính: Những người bị viêm tủy cấp tính  sẽ không chịu được độ rung của các dụng cụ lấy cao răng, không chịu được lạnh, ê buốt sau khi lấy cao răng cho nên cũng chống chỉ định sử dụng thủ thuật nha khoa này.
  • Người bị bệnh đái tháo đường: Những khách hàng này nếu lấy cao răng sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường. Trong quá trình lấy cao răng nếu nướu có tổn thương có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh đái tháo đường gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh. Lấy cao răng có thể làm trầm trọng thêm các biến chứng này.
  • Người bệnh mắc một số bệnh như: sốt xuất huyết, suy giảm miễn dịch: Nếu mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt, rối loạn đông máu, không cầm máu được,… khi lấy cao răng có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Người mắc bệnh lý thần kinh, co giật: Những người này thường không làm chủ được hành vi, nếu lấy cao răng có thể gây nguy hiểm cho cả khách hàng và bác sĩ.

4. Lấy cao răng có đau không? 

Lấy cao răng thường không gây đau đớn. Thủ thuật nha khoa này được bác sĩ thực hiện bằng cách sử dụng máy rung siêu âm để lấy đi mảng bám cao răng bên ngoài, bên trong của răng. Quá trình lấy cao răng diễn ra nhẹ nhàng, không xâm lấn nên cảm giác đau đớn gần như không có. 

Riêng với một số người có răng nhạy cảm, có thể cảm thấy ê buốt hoặc khó chịu nhẹ trong quá trình thực hiện. Tình trạng này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:  

  • Sức khỏe răng miệng: Những người có nướu nhạy cảm hoặc mắc bệnh nha chu có thể bị ê buốt khi lấy cao răng. 
  • Kỹ thuật áp dụng: Để lấy cao răng bác sĩ sẽ thực hiện một số kỹ thuật như: sử dụng dụng cụ cầm tay, sử dụng máy rung siêu âm, áp dụng công nghệ thổi cát… Với phương pháp sử dụng dụng cụ cầm tay sẽ dễ gây ra cảm giác ê buốt nhiều hơn so với dùng máy rung siêu âm hay công nghệ hiện đại.
  • Tay nghề bác sĩ: Với các bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao, thao tác thực hiện nhẹ nhàng, chuẩn xác thì quá trình lấy cao răng sẽ hạn chế tối đa cảm giác ê buốt, tổn thương nướu. 
  • Địa chỉ nha khoa uy tín: Các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, máy móc và công nghệ hiện đại sẽ giúp quá trình lấy cao răng nhẹ nhàng, nhanh chóng và giảm thiểu ê buốt. 

5. Quy trình lấy cao răng chuẩn y khoa

Quy trình lấy cao răng thường bao gồm 4 bước. Sau đây là quy trình lấy cao răng chuẩn tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp – địa chỉ nha khoa uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn, mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát của khách hàng để đánh giá tình trạng cao răng, mảng bám, viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác. 
  • Bước 2: Bác sĩ kiểm tra cao răng: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra vị trí bám của cao răng, đồng thời thông báo cho khách hàng biết về mức độ bám của cao răng và phương pháp lấy cao răng phù hợp.
  • Bước 3: Lấy cao răng và đánh bóng bề mặt răng: Máy rung siêu âm sẽ được bác sĩ sử dụng để lấy cao răng bám trên bề mặt từng chiếc răng. Sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đánh bóng bề mặt răng, giúp loại bỏ các mảng bám còn sót lại và làm cho răng sáng bóng hơn.
  • Bước 4: Vệ sinh răng miệng: Bác sĩ sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh răng miệng và hướng dẫn khách hàng vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tái hình thành cao răng. Trong trường hợp cần các loại thuốc đặc trị viêm (nếu có), bác sĩ sẽ kê đơn cho khách hàng.
Quy trình lấy cao răng tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp
Quy trình lấy cao răng tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp

6. Chi phí lấy cao răng 

Chi phí lấy cao răng dao động trong khoảng từ 300.000 – 500.000 VNĐ. Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào tùy tình trạng cao răng và các dịch vụ nha khoa khác đi kèm. Sau đây là bảng giá chi tiết dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp mà khách hàng có thể tham khảo: 

Loại dịch vụ

Giá niêm yết (VNĐ)

Giá ưu đãi (VNĐ)

Lấy cao răng độ 1

300.000

200.000 icon dong

Lấy cao răng độ 2

400.000

 

Lấy cao răng độ 3

500.000

 

Lấy cao răng bằng công nghệ thổi cát

500.000

 

Đánh bóng răng

100.000

 

Điều trị nha chu viêm (nếu có)

2.000.000 – 5.000.000

 

Giá lấy cao răng là bao nhiêu?
Giá lấy cao răng là bao nhiêu?

7. Những tác hại cao răng gây ra 

Cao răng nếu để tích tụ lâu ngày và không được lấy định kỳ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

  • Viêm nướu: Cao răng chứa nhiều vi khuẩn tích tụ nếu không được loại bỏ sẽ là nguyên nhân chính gây viêm nướu – giai đoạn đầu của bệnh nha chu. Biểu hiện của bệnh này là nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi. Lâu dần viêm nướu sẽ gây tiêu xương ổ răng, tụt nướu, lộ chân răng dẫn đến tình trạng ê buốt khi ăn uống.
  • Bệnh nha chu: Cao răng sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ do cấu trúc xốp, nhiều khe hở và chứa nhiều dưỡng chất. Vi khuẩn trong cao răng sản sinh axit và độc tố, tấn công nướu gây nên viêm nướu. Nếu viêm nướu không được khắc phục sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công sâu vào bên trong, phá hủy các mô hỗ trợ răng như: dây chằng nha chu, xương ổ răng. Điều này dẫn đến tình trạng nướu tụt, răng lung lay và có thể mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Bệnh niêm mạc miệng: Trong cao răng chứa nhiều vi khuẩn và chúng sẽ sinh sôi phát triển mạnh mẽ trong môi trường miệng. Từ đó, gây nên những bệnh như viêm niêm mạc miệng áp – tơ (bệnh lở miệng) và các bệnh tai mũi họng khác như: viêm amidan, viêm họng….

8. Giải pháp hạn chế tình trạng cao răng

Để hạn chế tình trạng cao răng hình thành trên bề mặt răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau đây: 

  • Đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, có hiệu quả chải răng tốt. 
  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để trị cao răng tái hình thành.
  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch kẽ răng, nơi mà bàn chải đánh răng không tiếp cận được.
  • Dùng nước súc miệng hằng ngày để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giúp miệng luôn sạch sẽ, thơm tho. 
  • Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế những thức ăn bám dính, dai như kẹo dẻo, gân bò,… để tránh bị mắc kẹt ở kẽ chân răng. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn các đồ kẹo ngọt vì đây là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn trong miệng phát triển.
  • Không hút thuốc vì khả năng tái hình thành cao răng sẽ rất cao nếu bạn hút thuốc nhiều, thường xuyên.  
  • Thăm khám bác sĩ nha khoa, thực hiện lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần để tránh hình thành cao răng quá dày, gây khó khăn cho việc làm sạch răng.

9. Lưu ý khi lấy cao răng

Lấy cao răng có hiệu quả trong việc chăm sóc răng miệng, tuy nhiên khi lấy cao răng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 

  • Với trẻ em dưới 10 tuổi: Cần sự hợp tác của trẻ để quá trình lấy cao răng diễn ra thuận lợi. Do đó, bố mẹ cần đi cùng con và trò chuyện, động viên để trẻ bớt lo lắng và phối hợp tốt hơn với bác sĩ.
  • Người mắc bệnh lý về răng miệng: Trước khi lấy cao răng, người mắc bệnh lý về răng miệng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về thời điểm và kỹ thuật lấy cao răng phù hợp. 
  • Phụ nữ có thai: Nên lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6), bởi đây là thời điểm an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

10. Địa chỉ lấy cao răng uy tín 

Lấy cao răng là dịch vụ nha khoa được hầu hết cơ sở nha khoa thực hiện. Tuy là thủ thuật nha khoa nhỏ nhưng bạn cũng cần lựa chọn các cơ sở uy tín để đảm bảo quá trình thực hiện an toàn, hiệu quả.

Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng chính là địa chỉ nha khoa uy tín mà khách hàng có thể lựa chọn để lấy cao răng. Ưu điểm của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp là đội ngũ y bác sĩ giỏi về chuyên môn và giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến. Tại đây khách hàng hoàn toàn an tâm sử dụng dịch vụ và có cơ hội nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho các dịch vụ nha khoa tổng quát. 

Đặc biệt Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chú trọng đến quy trình lấy cao răng đúng chuẩn các bước. Đảm bảo sau khi thực hiện xong, khách hàng sẽ có hàm răng sáng và đều màu. 

11. Giải đáp một số câu hỏi về lấy cao răng 

Dưới đây là các thắc mắc liên quan đến lấy cao răng được giải đáp bởi đội ngũ bác sĩ – chuyên gia nha khoa. Bạn đọc có thể tham khảo để có thêm thông tin hữu ích cho mình.

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì đến răng không?

Lấy cao răng không ảnh hưởng gì đến răng nếu được thực hiện đúng kỹ thuật bởi bác sĩ có chuyên môn. Lấy cao răng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Bằng việc loại bỏ cao răng, mảng bám, vi khuẩn tích tụ trên răng sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Ngoài ra, lấy cao răng còn giúp răng trở nên trắng sáng, đều màu và hơi thở thơm tho hơn.

Lấy cao răng mất bao lâu?

Thời gian lấy cao răng thường dao động từ 15 đến 30 phút, tùy thuộc vào mức độ dày của cao răng và tình trạng răng miệng của mỗi người.

Có nên lấy cao răng thường xuyên không?

Nên lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. Tuy nhiên, với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nha chu, có thể cần lấy cao răng thường xuyên hơn, 3 tháng/lần hoặc theo chỉ định của nha sĩ.

Lấy cao răng có làm trắng răng không?

Lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn bám trên răng, giúp răng trở nên trắng sáng hơn. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tẩy trắng răng chuyên nghiệp. Nếu muốn có hàm răng trắng sáng hơn, bạn có thể tham khảo các dịch vụ tẩy trắng răng tại nha khoa.

Bà bầu lấy cao răng được không?

Bà bầu hoàn toàn có thể lấy cao răng. Thời điểm thích hợp để lấy cao răng là vào 3 tháng giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6) để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe thai kỳ để được tư vấn cụ thể.

Sau khi lấy cao răng bao lâu thì ăn được?

Sau khi lấy cao răng, bạn nên đợi khoảng 30 phút đến 1 tiếng để thuốc tê hết tác dụng trước khi ăn uống. Nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp… và tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh trong vài ngày đầu sau khi lấy cao răng.

Có thể lấy cao răng ở nhà không?

Có một số dụng cụ lấy cao răng được bán trên thị trường, tuy nhiên, việc sử dụng những dụng cụ này tại nhà không đảm bảo an toàn và hiệu quả như lấy cao răng tại nha khoa. Cho nên, cách lấy cao răng hiệu quả nhất là đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ có chuyên môn thực hiện.

Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp về lấy cao răng và các lợi ích mang lại khi bạn thực hiện phương pháp nha khoa này. Từ đó có cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. 

Nếu vẫn còn những thắc mắc về phương pháp lấy cao răng, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để được giải đáp miễn phí và chi tiết.

Thông tin liên hệ

Hotline: 0363.85.85.87 (zalo)

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctevietphapvn

Địa chỉ Hà Nội:

  • ⛔ Số 24 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • ⛔ Số 06 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
  • ⛔ Số 69 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • ⛔ Số 29 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • ⛔ Số 358 Khu nhà ở Hi-Brand Khu ĐTM Văn Phú Hà Đông (cạnh cột đồng hồ)

Địa chỉ Bắc Ninh:

  • ⛔ Số 119 Đường Huyền Quang, Phường Ninh Xá, Tp Bắc Ninh

Địa chỉ Quảng Ninh:

  • ⛔ Số 90 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
  • ⛔ Số 7- Nguyễn Văn Cừ (ngã 3 Kênh Liêm) – TP. Hạ Long.
  • ⛔ Số 362- Trần Hưng Đạo (ngã 4 Loong Tòong) – TP Hạ Long.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám.