Hàn răng là một kĩ thuật nha khoa tương đối đơn giản, được thực hiện khá dễ dàng. Tuy nhiên, để hiệu quả hàn răng được lâu dài nhất, bạn nên thực hiện đầy đủ 6 lưu ý quan trọng dưới đây.
Hàn răng vốn là phương pháp được sử dụng để khôi phục lại hình dáng cũng như chức năng của những răng sâu, răng sứt, mẻ, răng thưa. Trong quá trình hàn, các nha sĩ sẽ sử dụng một loại vật liệu nha khoa đặc biệt. chuyên dụng nhằm trám bít vào những lỗ hổng, những khe thưa trên răng. Những vật liệu nha khoa này có bền, chắc, tồn tại được lâu dài hay không đều phụ thuộc rất lớn vào việc bạn có biết cách giữ gìn, bảo vệ khoa học và đúng cách hay không.
Hàn răng được sử dụng trong những trường hợp răng thưa, sứt, mẻ
6 lưu ý cần nhớ sau khi hàn răng
– Không ăn nhai khoảng 2 giờ sau khi hàn răng: Vì quá trình hàn răng bản chất là sử dụng chất liệu trám lên răng, nên cần một khoảng thời gian để chất liệu này có thể đông đặc, cứng chắc, bám vào răng chắn chắn nhất. Nếu ăn nhai ngay sau khi hàn răng có thể khiến vết hàn bị ảnh hưởng, thậm chí là bong tróc.
– Hạn chế các loại đồ ăn quá cứng, cần sử dụng lực cắn/nhai quá lớn: Vì những loại đồ ăn này nếu sử dụng nhiều lần có thể ảnh hưởng đến vết trám răng của bạn. Bởi vậy, nên sử dụng những loại thức ăn mềm, và nếu đã hàn trám răng sâu, thì nên hạn chế các loại đồ ăn nhiều đường, bánh kẹo ngọt để tránh tình trạng sâu răng sẽ quay trở lại.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Nên chải răng khoảng 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn, trước giờ đi ngủ. Loại bàn chải mà bạn nên sử dụng là bàn chải lông mềm, quá trình chải răng cần làm kĩ nhưng nhẹ nhàng, tuyệt đối không dùng tăm mà nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa. Súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 2 lần/ngày cũng có tác dụng sát khuẩn cho miệng hiệu quả.
Sau khi hàn răng, nên chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm
– Thông báo cho nha sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường: Sau khi hàn răng, nếu gặp phải những vấn đề như răng bị ê, buốt, răng đau nhức, vết trám có dấu hiệu bong tróc… nên thông báo ngay với nha sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân cũng như phương án xử lý kịp thời.
– Nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trước và sau khi hàn răng để có được hiệu quả tốt.
– Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kì khoảng 6 tháng/lần: Nhằm kiểm tra tình trạng của vết hàn, trám cũng như tình hình sức khỏe răng miệng tổng quát. Khi thăm khám, nên lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng, uy tín cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao để kết quả chính .
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>> Chi phí hàn răng hết bao nhiêu tiền?
>> Kĩ thuật hàn răng bằng composite và những ưu điểm nổi bật
>> Để hàn răng không đau cần những yêu cầu nào?