Sâu răng không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng mang tính phổ biến. Sâu răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt các biến chứng xấu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để phát hiện tình trạng sâu răng sớm nhất hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tìm hiểu về các giai đoạn sâu răng và biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả cho từng giai đoạn qua bài viết dưới đây.
1. Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng răng bị phá hủy do nhiễm khuẩn các tổ chức canxi hóa, đặc trưng bởi sự hủy khoáng thành phần vô cơ và hữu cơ trong mô cứng. Về bản chất sâu răng không phải là bệnh cấp tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
2. Các giai đoạn sâu răng
Sâu răng bắt đầu từ mảng bám, cụ thể là một lớp màng được tạo thành do nước bọt, thức ăn và vi khuẩn phủ lên bề mặt răng. Vi khuẩn trong mảng bám có thể chuyển đổi đường trong thức ăn thành axit, theo thời gian các axit này tạo thành các lỗ hổng trên bề mặt răng. Các giai đoạn sâu răng bao gồm: Khử khoáng, phân hủy men răng, sâu răng, tổn thương tủy, áp xe.
2.1 Giai đoạn 1: Khử khoáng
Men răng là một loại mô cứng trong suốt được tạo nên từ các khoáng chất. Men răng giống như lớp áo bảo vệ răng khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài.
Khi tiếp xúc với axit sinh ra từ các mảng bám thì men răng sẽ dần mất đi các khoáng chất. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, bề mặt răng sẽ xuất hiện các đốm trắng, là biểu hiện của vùng răng sâu bắt đầu hình thành.
Điều trị: Giai đoạn khử khoáng là giai đoạn mà tình trạng sâu răng nhẹ và dễ điều trị nhất. Để khắc phục bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa florua hoặc điều trị bằng florua chuyên sâu tại phòng khám nha khoa. Liệu pháp florua giúp tăng cường men răng, chống lại các axit, bảo vệ răng hiệu quả.
2.2 Giai đoạn 2: Phân hủy men răng
Đây là giai đoạn men răng bị suy yếu dần hình thành các lỗ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, các lỗ sâu răng sẽ lớn dần và trở lên trầm trọng hơn. Thông thường ở giai đoạn này các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp trám răng. Các bác sĩ sẽ loại bỏ và làm sạch vùng sâu sau đó lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu trám răng, có thể theo phương pháp trám truyền thống hoặc phương pháp . Trám răng công nghệ cao inlay cho bề mặt hay onlay cho trường hợp sâu nặng.
Điều trị: Với trường hợp sâu răng nhẹ thì bác sĩ có thể trám lại răng. Khi trám răng, nha sĩ trước tiên sẽ sử dụng dụng cụ để loại bỏ vùng sâu. Sau đó lấp đầy lỗ sâu bằng các vật liệu chuyên biệt trám răng.
2.3 Giai đoạn 3: Sâu răng
Tốc độ hỏng men răng tỷ lệ thuận với độ sâu răng, men răng hỏng càng to và nhiều thì lỗ sâu càng to và sâu. Biểu hiện dễ nhìn thấy nhất của giai đoạn này là cảm giác ê buốt khi ăn đồ uống nóng, lạnh, thỉnh thoảng có thể xuất hiện đau nhức.
Điều trị: Khi sâu răng đến giai đoạn, phương pháp điều trị phổ biến là trám răng truyền thống và trám răng công nghệ cao inly và only. Trong trường hợp trám răng không thể xử lý tình trạng này thì phương pháp được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng là bọc răng sứ. Tuy giá thành cao nhưng bọc răng sứ có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao.
2.4 Giai đoạn 4: Tổn thương răng
Sâu răng nếu không điều trị kịp vi khuẩn sẽ tấn công vào lớp trong cùng là tủy – thành phần đóng vai trò quyết định sức khỏe của răng. Khi tủy bị tổn thương, sẽ gây ra tình trạng sưng tấy và đau nhức vô cùng.
Điều trị: Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng, làm sạch khoang miệng sau đó mới tiến hành trám lại. Tuy nhiên, cách tốt nhất khi điều trị viêm tủy răng là bọc răng sứ để bảo vệ những phần còn lại của răng.
2.5 Giai đoạn 5: Áp xe (sâu răng nghiêm trọng)
Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng thì sẽ gây nhiễm trùng nặng và nếu không được xử lý kịp thời có thể hình thành túi mủ ở đáy răng, được gọi là áp xe. Biểu hiện thường thấy của áp xe răng là lợi và hàm bị sưng, có thể xuất hiện sốt kèm theo những cơn đau dữ dội. Nếu áp xe nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng lan lên vùng đầu và vùng cổ rất nguy hiểm.
Điều trị: Trường hợp áp xe chỉ hình thành trong răng thì bác sĩ có thể xử lý lấy tủy răng để loại bỏ ổ nhiễm trùng và trám lại. Còn nếu áp xe nặng thì cần phải nhổ bỏ.
Quá trình điều trị áp xe khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Thời gian đầu cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe và tiêu diệt vi khuẩn sau đó loại bỏ tủy răng rồi mới đến bước trám lại. Trường hợp phải nhổ răng thì cần trồng răng giả vào vị trí răng đã bị loại bỏ.
3. Các mức độ sâu răng
Phân loại mức độ sâu răng giúp các bác sĩ có cơ sở để đưa ra liệu pháp điều trị cho từng trường hợp. Tùy theo cách phân loại mà mức độ sâu răng sẽ được phân chia như sau:
3.1 Phân theo mức độ
Căn cứ vào mức độ, sâu răng sẽ gồm 3 mức độ dưới đây:
Mức độ 1 – Mức độ nhẹ
Đây là giai đoạn đầu của sâu răng, thời điểm này trên răng sẽ xuất hiện những vệt trắng đục, lốm đốm đen (hoặc nâu). Bạn có thể xử lý đơn giản bằng cách vệ sinh răng miệng cẩn thận, đến kha khoa 6 tháng/lần để loại bỏ cao răng, tránh chuyển biến sang sâu răng độ 2.
Mức độ 2 – Sâu răng ăn vào tủy
Đây là giai đoạn vi khuẩn đã bắt đầu tấn công vào tủy răng khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức đặc biệt là khi ăn uống. Ở giai đoạn này bạn không thể tự khắc phục được mà cần đến các cơ sở nha khoa để điều trị. Các bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu sau đó đắp vật liệu trám răng lên để khôi phục cấu trúc răng, tránh vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào tủy.
Mức độ 3 – Sâu đến tủy răng
Đây là mức độ nguy hiểm nhất của sâu răng. Vi khuẩn ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, hình thành ổ viêm nhiễm và gây ra viêm tủy răng. Biểu hiện rõ ràng nhất mà bạn thấy là những cơn đau răng dữ dội về đêm.
Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến áp xe, sâu răng hàm nặng, mất răng thậm chí nhiễm trùng máu. Khi gặp tình trạng này bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để xử lý kịp thời. Trường hợp chân răng chưa bị vi khuẩn tấn công, các bác sĩ sẽ trám răng để phục hồi vết sâu. Còn nếu tủy răng bị phá hoại nhiều thì bác sĩ cần nhổ răng để tránh nhiễm trùng xương hàm.
3.2 Phân theo vị trí
Căn cứ vào vị trí, sâu răng sẽ được phân thành các mức độ như sau:
Sâu ở bề mặt răng
Tình trạng này rất phổ biến đối với cả trẻ em và người trưởng thành. Phần sâu răng xuất hiện trên bề mặt và các vị trí kẽ răng với các chấm đen ở phần răng trên nướu, men răng dần trở nên ố vàng. Cách khắc phục khi sâu răng ở bề mặt là vệ sinh răng miệng đúng cách, loại bỏ cao răng thường xuyên để vùng tổn thương không lan rộng.
Sâu ở chân răng
Thể sâu răng này thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên, do người lớn tuổi thường bị tụt nướu, lộ chân răng, dễ bị vi khuẩn tấn công. Lúc này men răng, ngà răng sẽ bị bào mòn, xuất hiện các lỗ sâu đen phá hủy hình thể của răng. Tùy từng mức độ sâu chân răng mà cần có biện pháp khắc phục khác nhau như:
- Trường hợp răng mới bị sâu: Các bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng cho răng. Các phần men răng, mô răng hỏng được tái khoáng hình thành một lớp màng bảo vệ răng.
- Trường hợp răng hình thành lỗ trên chân răng: Các bác sĩ buộc phải thực hiện trám răng sâu để ngăn ngừa lỗ sâu phát triển.
- Trường hợp sâu chân răng nặng, tủy bị phá hủy: Bác sĩ sẽ lấy tủy răng, làm sạch, trám lại vết sâu hoặc bọc răng sứ để vết sâu không lây lan thêm.
Ngoài các mức độ sâu răng chia theo mức độ và vị trí thì một thể sâu răng khác cũng thường gặp là sâu răng tái phát. Với thể này, vết sâu răng sẽ hình thành xung quanh vùng trám răng và mão răng, nguyên nhân là do vết sâu trong lỗ chưa được xử lý hết, miếng trám không được đặt đúng lỗ sâu khiến vi khuẩn tiếp cận các khoảng trống này và sâu răng tái phát. Trong trường hợp này bạn cần vệ sinh răng miệng thật tốt, sử dụng nước súc miệng có chứa florua để loại bỏ axit trong khoang miệng.
4. Sâu răng ở trẻ em
Trẻ em có nguy cơ sâu răng hơn người lớn rất nhiều bởi chế độ ăn uống và chưa ý thức được vấn đề vệ sinh răng miệng.
Vì vậy hãy đảm bảo con trẻ của bạn không ăn quá nhiều thức ăn hoặc đồ uống có nhiều đường. Hãy giúp trẻ đánh răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày.
Ngay cả khi răng sữa sắp thay hết, việc giữ cho chúng chắc khỏe vẫn là điều quan trọng. Răng sữa đóng vai trò như bộ phần giữ chỗ cho răng trưởng thành. Nếu răng sữa bị mất quá sớm do sâu, răng trưởng thành có thể không mọc đúng cách.
5. Triệu chứng của sâu răng
Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu sâu răng qua những biểu hiện dưới đây:
- Đau răng: Là cảm giác nhói, nhức răng, răng đau âm ỉ. Mức độ đau răng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ răng bị phá hủy.
- Răng ê buốt, nhạy cảm: Răng thường xuyên ê buốt, nhạy cảm khi ăn các loại thức ăn có chứa đường hoặc đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
- Răng đau khi ăn: Nếu răng bạn bị đau khi cắn hoặc nhai thức ăn, cơn đau rõ rệt hơn khi dùng lực cắn mạnh thì khả năng cao răng bạn đã bị sâu.
- Răng biến đổi màu sắc: Khi răng bị sâu sẽ xuất hiện các lỗ to, lỗ nhỏ li ti trên răng, kèm theo đó là sự biến đổi về màu sắc của răng, xuất hiện các chấm màu đen, nâu hoặc trắng ngà.
- Sưng nướu: Khi sâu răng, nướu có thể bị sưng viêm và tạo ra những cơn đau dữ dội. Nguy hiểm hơn là có thể tạo ra khối áp xe bên trong.
Có thể nói, triệu chứng của sâu răng rất đa dạng, có thể biểu hiện trên bề mặt răng thông qua màu sắc rất dễ nhận biết hoặc không nhìn thấy được mà chỉ cảm nhận qua những cơn đau nhức. Vì thế cách tốt nhất để phát hiện và điều trị sâu răng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng là đến nha khoa kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.
6. Các biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả
Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, từ đó loại trừ vi khuẩn – tác nhân chính gây ra tình trạng sâu răng. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa sâu răng dễ thực hiện mà bạn có thể sử dụng:
- Đánh răng thường xuyên, 2 lần/ngày: Đây là cách dễ thực hiện nhất giúp bạn ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả. Khi đánh răng bạn nên ưu tiên dùng kem đánh răng có chứa florua, đánh răng ít nhất 2 lần một ngày sau bữa ăn.
- Dùng nước súc miệng và các dụng cụ vệ sinh răng: Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để vệ sinh kẽ răng ít nhất 1 lần 1 ngày. Bạn nên dùng nước súc miệng có chứa florua để ngăn ngừa cao răng. Ngoài ra nên sử dụng thêm các dụng cụ vệ sinh răng như chỉ nha khoa, tăm nước, v.vv..
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột: Đường và tinh bột sẽ khiến nước bọt khó rửa trôi, vi khuẩn sản sinh trong miệng dẫn đến sản sinh axit phá vỡ men răng.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê có thể dẫn đến các nguy cơ về răng miệng như bệnh nướu răng, làm chậm vết thương sau khi điều trị nha khoa thậm chí có thể dẫn đến ung thư miệng.
- Bổ sung chế độ ăn nhiều khoáng chất, vitamin: Các chất khoáng và vitamin cần cho răng để giúp cho răng chắc khỏe, men răng cứng chắc như chất Calcium có trong sữa, trứng, hải sản; chất florua; chất sắt; các vitamin C, A,D,E,B.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần: Bạn nên đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý về răng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
- Điều trị sâu răng ngay sau khi phát hiện: Nếu phát hiện răng bị sâu cần nhanh chóng đến nha khoa để điều trị, tránh vết sâu lan sang các răng khác. Phương pháp điều trị có thể linh hoạt theo chỉ định của bác sĩ như trám răng, bọc răng sứ, v.vv.. Tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, dịch vụ điều trị sâu răng với đa dạng phương pháp, bác sĩ tận tình tư vấn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề sâu răng một cách triển để, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Như vậy, Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp vừa chia sẻ với bạn thông tin về các giai đoạn sâu răng và cách khắc phục. Dù là ở giai đoạn nào thì sâu răng cũng đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Nhận biết sâu răng sớm là điều rất quan trọng, do đó mỗi người nên thực hiện việc khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý..
Với phương châm “Mỗi khách hàng ra về đều cảm thấy hài lòng với nụ cười tự tin”, Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp tự tin đem lại những giải pháp phù hợp nhất để khắc phục các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, trong đó bao gồm cả dịch vụ điều trị bệnh lý sâu răng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0363.85.85.87 để được tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
- Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Hải Phòng.
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa định hướng Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Thái Bình
- Chứng chỉ hành nghề Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- Chứng chỉ Chỉnh nha của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt