Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng bị mất hiệu quả nhờ khôi phục cực tốt chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trụ implant có thể bị đào thải sau khi cấy ghép vì nhiều lý do khác nhau. Vậy trụ implant bị đào thải có nguy hiểm không? Làm cách nào để khắc phục? Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Implant bị đào thải là tình trạng gì?
Implant bị đào thải hay răng implant bị đào thải là tình trạng xương hàm không thể tích hợp hoặc gắn kết chặt chẽ với trụ implant. Lúc này, răng implant thường bị dịch chuyển hoặc dần trở nên lỏng lẻo, không chắc chắn và gây khó khăn mỗi khi ăn nhai.
Trong cấy ghép implant, tình trạng bị đào thảo có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể:
- Implant đào thải trong quá trình lành vết thương sau khi cấy trụ vào xương hàm
- Implant bị đào thải trong giai đoạn phục hình, gắn mão răng sứ
- Implant bị đào thải sau khi kết thúc quá trình trồng răng implant, khách hàng đã sử dụng một thời gian
Tình trạng implant bị đào thải xảy ra do nhiều nguyên nhân và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân trụ implant bị đào thải
Trụ implant bị đào thải là một biến chứng đáng tiếc sau khi cấy ghép, vấn đề này có thể bị tác động bởi các nguyên nhân dưới đây:
- Kỹ thuật cấy ghép implant của bác sĩ sai: Cấy ghép implant là một kỹ thuật cao đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và kinh nghiệm. Nếu đặt trụ implant không đúng, quá gần dây thần kinh hoặc xoang hàm thì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến đào thải. Ngoài ra, quá trình tư vấn, chẩn đoán và đưa ra các quyết định liên quan đến quá trình cấy ghép trụ của bác sĩ không chuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
- Mật độ xương thấp: Nếu xương hàm quá mềm hoặc mỏng, xốp sẽ khiến trụ implant gặp khó khăn khi cố định và tích hợp vào xương. Từ đó dẫn đến tình trạng trụ bị đào thải ra ngoài.
- Tình trạng viêm nhiễm sau khi cấy ghép: Vệ sinh răng miệng kém, chất lượng trụ implant không đảm bảo hoặc hệ miễn dịch khách hàng yếu do một số thói quen xấu như hút thuốc, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại vị trí cây ghép, từ đó gây đào thải implant.
- Chấn thương: Các tác động mạnh vào vùng hàm sau khi cấy ghép implant có thể dẫn đến chấn thương, làm lỏng trụ implant và gây ra các biến chứng chảy máu, sưng đau, từ đó đào thải trụ.
- Chất lượng trụ implant: Implant làm từ vật liệu có chứa tạp chất có thể gây ra kích ứng, dẫn đến đào thải. Ngoài ra, kích thước và hình dạng trụ Implant không phù hợp với cấu trúc xương hàm cũng là nguyên nhân tiềm ẩn ảnh hưởng đến kết quả trồng răng.
- Hút thuốc lá: Các chất độc trong khói thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến vùng cấy ghép, gây cản trở quá trình lành thương và tích hợp của trụ implant. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng, từ đó gây ra hệ quả đào thải implant.
- Không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau cấy ghép implant: Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, tác động đến quá trình lành thương và tích hợp của trụ implant vào xương hàm. Ngoài ra, sử dụng các thức ăn quá cứng hoặc quá nóng cũng có thể làm implant bị lung lay, lâu dần dẫn đến đào thải ra ngoài. .
3. Dấu hiệu trụ implant bị đào thải
Nhận biết sớm các dấu hiệu trụ implant bị đào thải là vô cùng quan trọng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu khách hàng nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kịp thời.
3.1. Trụ implant không ổn định, xô lệch khi ăn nhai
Do sự tích hợp giữa trụ implant và xương hàm không chắc chắn dẫn đến tình trạng trụ implant bị lung lay, xô lệch khi ăn nhai. Khách hàng có thể nhận thấy dấu hiệu này khi dùng lưỡi chạm vào răng. Khi nhai, cắn thức ăn, khách hàng có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục hoặc cảm giác răng implant bị xê dịch. Nếu vùng quanh implant xuất hiện thêm cảm giác đau nhức, khó khăn khi nhai thức ăn thì khả năng cao răng implant đang có dấu hiệu bị đào thải, không tích hợp với xương.
3.2. Tình trạng chảy máu kéo dài
Chảy máu kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy trụ implant đang gặp vấn đề. Chảy máu kéo dài có thể do viêm nhiễm quanh trụ implant, tổn thương nướu hoặc trụ implant bị lung lay.Nếu tình trạng chảy máu không được xử lý, gây viêm nhiễm nặng sẽ dẫn đến mất đi sự ổn định của implant và dẫn đến đào thải.
3.3. Trụ implant bị nhô lên khỏi nướu và mất niêm mạc bao phủ xung quanh
Nếu trụ implant không tích hợp với xương hàm, trụ sẽ dần bị đẩy lên trên, lộ ra khỏi nướu. Vi khuẩn xâm nhập vào vùng quanh trụ implant gây viêm nhiễm, phá hủy xương hỗ trợ có thể là một trong những nguyên nhân khiến implant bị đẩy lên trên. Nếu xương hàm có mật độ kém hoặc bị tiêu, implant cũng dễ dàng bị lộ chân.
3.4. Vùng quanh trụ implant bị viêm nhiễm, sưng đỏ
Dấu hiệu này thường xảy ra khi khách hàng bị nhiễm trùng, dị ứng với vật liệu implant hoặc kỹ thuật phẫu thuật không đảm bảo vô trùng. Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương sau khi cấy ghép sẽ gây ra sưng đau và đỏ kéo dài. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể làm xuất hiện một số dấu hiệu khác như: xuất hiện mủ hoặc dịch bất thường xung quanh trụ implant, hơi thở có mùi khó chịu… Tình trạng này nếu không khắc phục sớm sẽ rất nguy hiểm, tác động đến xương hàm.
Lưu ý: Không phải tất cả các trường hợp trụ implant bị đào thải đều xuất hiện những dấu hiệu này. Có một số trường hợp, khách hàng cần thăm khám bác sĩ, chụp X-quang mới phát hiện ra.
4. Hậu quả khi trụ implant bị đào thải
Trụ implant bị đào thải không chỉ gây ra những phiền toái nhất thời mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và thẩm mỹ. Dưới đây là những hậu quả điển hình khi trụ implant bị đào thải:
- Mất răng giả và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khi trụ implant bị đào thải sẽ dẫn đến mất răng giả vừa cấy ghép, khiến quá trình ăn nhai trở nên khó khăn, có thể gây đau nhức.
- Gây viêm, nhiễm xương hàm: Khi trụ implant bị đào thải, xương hàm tại vị trí cấy ghép sẽ bị tiêu dần, mất đi mật độ xương. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng xương bị tổn thương, gây viêm nhiễm, áp xe. Nếu tình trạng viêm nhiễm lan rộng sẽ ảnh hưởng đến các răng lân cận, làm lung lay và thậm chí mất răng.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin: Vị trí mất răng sau khi trụ implant bị đào thải sẽ tạo ra một khoảng trống, làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng. Từ đó có thể làm thay đổi đường nét khuôn mặt, khiến khách hàng thiếu tự tin trong giao tiếp và cuộc sống.
- Tốn kém chi phí vì phải cấy ghép lại implant: Chi phí trồng lại implant sẽ khá tốn kém. Ngoài chi phí trụ implant, khách hàng còn phải chi trả thêm chi phí điều trị viêm nhiễm do trụ trước đó bị đào thải, chi phí mão răng sứ và một số chi phí khác liên quan. Đặc biệt, quá trình cấy ghép implant đòi hỏi thời gian và sức khỏe, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
5. Giải pháp khắc phục tình trạng răng implant bị đào thải
Khi gặp tình trạng trụ implant bị đào thải, việc áp dụng các giải pháp khắc phục kịp thời là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ gìn kết quả điều trị. Sau đây là 5 giải pháp mà khách hàng có thể áp dụng:
- Cầm máu vết thương tạm thời: Khi trụ implant bị đào thải kèm theo chảy máu chân răng, khách hàng cần sử dụng gạc nha khoa để cầm máu tạm thời, ngăn chặn mất máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khách hàng có thể gắn chặt gạc nha khoa vào vị trí chảy máu trong khoảng 15 – 20 phút. Sau khi cầm máu, nên giữ vệ sinh vùng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý. Lưu ý, tránh sử dụng bông vì có thể để lại xơ bông trong vết thương, gây viêm nhiễm.
- Giảm đau hoặc ê buốt bằng cách chườm lạnh: Chườm lạnh vào vùng má bên ngoài khu vực cấy ghép trụ sẽ giúp giảm sưng và đau. Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da mà nên bọc đá lạnh vào một chiếc khăn hoặc sử dụng túi chườm.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn: Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và làm trầm trọng thêm tình trạng. Khách hàng chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng.
- Trực tiếp đến phòng khám nha khoa để bác sĩ xử lý: Hãy đến cơ sở nha khoa ngay khi phát hiện trụ implant bị đào thải để bác sĩ kiểm tra mức độ tổn thương, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như làm sạch vết thương, loại bỏ các mảnh vụn, máu đông và vi khuẩn, điều trị viêm nhiễm bằng thuốc kháng sinh (nếu cần).
- Thay thế trụ implant: Nếu trụ implant cũ bị đào thải hoàn toàn, việc thay thế trụ mới là giải pháp duy nhất để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Quá trình thay thế trụ implant mới tương tự như quá trình cấy ghép implant lần đầu vì thế khách hàng hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên khoa giỏi để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.
6. Biện pháp phòng ngừa tình trạng trụ implant bị đào thải
Để đảm bảo sự ổn định và tuổi thọ của trụ implant, việc phòng ngừa tình trạng đào thải là điều cần thiết. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây sẽ giúp khách hàng duy trì hàm răng chắc khỏe và tối ưu hóa kết quả sau khi trồng răng implant.
- Lựa chọn địa chỉ cấy ghép implant uy tín: Một địa chỉ nha khoa uy tín sẽ đảm bảo quy trình cấy ghép đúng chuẩn y khoa và do đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy móc công nghệ hiện đại, vật liệu chất lượng. Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin, tham khảo ý kiến của những khách hàng đã từng trồng răng implant để có sự lựa chọn phù hợp.
- Lựa chọn bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao: Bác sĩ có tay nghề cao sẽ thực hiện các thao tác cấy ghép chính xác, đảm bảo trụ implant được đặt đúng vị trí và tích hợp tốt với xương hàm. Ngoài ra, bác sĩ có kinh nghiệm cũng sẽ xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quá trình cấy ghép.
- Sử dụng trụ implant chính hãng: Trụ implant chính hãng sẽ đảm bảo các yếu tố về nguồn gốc, chất lượng và chính sách bảo hành rõ ràng. Điều đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra an toàn, hạn chế tình trạng kích ứng do vật liệu kém chất lượng.
- Tái khám răng miệng định kỳ: Tái khám định kỳ răng miệng giúp bác sĩ theo dõi quá trình lành thương, phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Thông thường, trong 6 tháng đầu sau khi cấy ghép, khách hàng nên đi khám định kỳ 1 – 2 tháng/lần.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách: Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh viêm nhiễm quanh trụ implant. Khách hàng nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ nướu và giúp trụ implant luôn chắc khỏe. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch các kẽ răng, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa
Trụ implant bị đào thải do nhiều nguyên nhân như kỹ thuật cấy ghép sai, mật độ xương thấp, viêm nhiễm sau cấy ghép, chất lượng trụ implant,… Nếu gặp phải các dấu hiệu như trụ implant lỏng lẻo, xô lệch khi ăn nhai, chảy máu kéo dài, sưng đỏ vùng cấy ghép hoặc trụ implant nhô lên khỏi nướu, khách hàng hãy đến ngay phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và xử lý kịp thời.
Các địa chỉ nha khoa đặt tiêu chí chất lượng cao lên hàng đầu sẽ đảm bảo tỷ lệ thành công cho các ca trồng răng và hạn chế tình trạng trụ implant bị đào thải. Với sứ mệnh “Mang lại nụ cười khỏe mạnh và tự tin cho mọi người dân Việt”, phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp cam kết điều trị tận tâm, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhờ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại nhất.
Liên hệ ngay Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua đầu số 24/7: 0363.85.85.87 để được hỗ trợ tư vấn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện.
Mọi vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ trồng răng implant tại phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ phản ánh qua số Hotline: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt – Trường ĐH Y Hà Nội
- Chứng chỉ “Tissues Around Implant” của Megagen
- Chứng nhận “Professional Implant Advanced Course của Osstem AIC”
- Chứng nhận “Neobiotech Implant Symposium” do NeoBiotech tổ chức