Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường xuất hiện trong độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc răng khôn vào cùng một thời điểm, có người mọc sớm, có người lại đến 30 – 40 tuổi mới mọc. Vậy bao nhiêu tuổi mọc răng khôn là bình thường? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian mọc răng khôn? Hãy cùng Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Bao nhiêu tuổi mọc răng khôn? Độ tuổi mọc răng khôn phổ biến
Răng khôn (răng số 8, răng cối lớn thứ 3) thuộc hệ răng vĩnh viễn, mọc cuối cùng trên cung hàm.
Độ tuổi mọc răng khôn phổ biến nhất là từ 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mọc răng khôn sớm hơn hoặc muộn hơn so với độ tuổi này. Theo đó:
- Độ tuổi mọc răng khôn sớm: Một số trường hợp trẻ từ 10 – 13 tuổi đã có dấu hiệu mọc răng khôn khi các răng hàm chưa mọc hoàn thiện. Trường hợp này thường được xem là mọc răng khôn bất thường. Nếu trẻ mọc răng khôn sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và thay răng sữa, từ đó gây ra những sai lệch không đáng có. Cha mẹ khi phát triển con mọc răng khôn sớm nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám. Nếu răng khôn mọc sớm và sai vị trí, bác sĩ có thể chỉ định nhổ ngay để tránh ảnh hưởng đến các răng khác.
- Độ tuổi mọc răng khôn muộn: Một số người đến 30, 40 tuổi hoặc muộn hơn mới mọc răng khôn. Thường liên quan đến yếu tố di truyền, cấu trúc hàm và thói quen sinh hoạt.
Thời gian và quá trình mọc răng khôn ở mỗi người có thể khác nhau. Thông thường răng khôn không mọc liên tục mà theo từng đợt, có thể mất vài tháng đến vài năm hoặc thậm chí lâu hơn từ 4 – 5 năm để hoàn thiện.

2. Số lượng răng khôn mọc ở mỗi người
Thông thường, răng khôn của một người trưởng thành sẽ bao gồm 4 chiếc, trong đó 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc răng khôn ở hàm dưới. Tuy nhiên, không phát tất cả mọi người đều mọc đủ 4 chiếc răng khôn ở cả hai hàm. Sẽ có người chỉ mọc 1, 2 răng khôn, cũng có người mọc 3 răng khôn hoặc có trường hợp không mọc một chiếc răng khôn nào.
Nếu không mọc răng khôn, khách hàng cũng không cần quá lo lắng vì điều này là bình thường và không tác động đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.
3. Nhận biết 6 dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến
Khi mọc răng khôn, khách hàng có thể cảm nhận được thông qua nhiều dấu hiệu thay đổi trong khoang miệng như nướu hoặc có thể nhận biết thông qua nhiệt độ và trạng thái cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến:
- Đau nhức: Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ tác động đến nướu và xương hàm, tạo cảm giác đau âm ỉ đến dữ dội ở phía trong cùng của hàm. Cơn đau có thể lan sang vùng tai, thái dương, từ đó gây đau đầu. Nếu răng khôn mọc lệch, cảm giác đau nhức này càng rõ ràng hơn.
- Sưng lợi (nướu): Khi răng khôn mọc, lợi (nướu) xung quanh răng khôn có thể bị viêm và sưng đỏ do răng đang cố gắng trồi lên khỏi lợi. Thậm chí, nướu có thể bị sưng to, căng cứng và gây cảm giác đau nhức khi chạm vào. Nếu không vệ sinh kỹ, khu vực này sẽ dễ bị viêm nhiễm và hình thành túi mủ. Dấu hiệu này chỉ kết thúc khi răng khôn mọc ổn định.
- Sưng má, há miệng đau: Khi răng khôn mọc nhất là mọc lệch hoặc bị lợi trùm, vùng má có thể bị sưng, gây khó khăn khi há miệng hoặc nhai nuốt. Nếu sưng nhiều, việc há miệng sẽ trở nên khó khăn, gây cảm giác đau khi nhai, cứng hàm và không thể há miệng như bình thường.
- Sốt nhẹ: Đây là dấu hiệu thường gặp, do cơ thể phản ứng với tình trạng viêm nhiễm tại vùng nướu khi răng khôn mọc. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác mệt mỏi, có thể kéo dài trong vài ngày, đặc biệt là khi răng khôn mọc chậm, mọc lệch.
- Hôi miệng: Răng khôn khi mọc có thể tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt, khó vệ sinh và đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến hôi miệng. Nếu không làm sạch đúng cách, khách hàng có thể bị viêm lợi và sâu răng khôn.
- Chán ăn: Cơn đau nhức và sưng viêm khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn, làm giảm cảm giác ngon miệng. Nhiều người còn có xu hướng tránh các món ăn cứng, dai, nóng hoặc lạnh, dẫn đến ăn uống ít hơn so với bình thường.
Đối với trẻ em bị mọc răng khôn sớm, cha mẹ cần theo dõi vì có thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Răng số 7 mọc nghiêng hoặc mọc muộn, quá thời gian mà chưa thấy mọc
- Đau nhức ở vùng răng trong cùng của hàm
- Sốt nhẹ và mệt mỏi

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng khôn
Sự khác biệt về độ tuổi mọc răng khôn ở mỗi người có thể do nhiều yếu tố tác động. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến thời gian mọc răng khôn:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người mọc răng khôn sớm hoặc muộn, khách hàng cũng có thể thừa hưởng đặc điểm này. Bởi lẽ, gen thường quy định sự phát triển của răng, bao gồm cả thời điểm mọc răng khôn.
- Cấu trúc xương hàm: Xương hàm nhỏ và không đủ chỗ có thể khiến răng khôn mọc chậm, bị kẹt dưới nướu hoặc mọc lệch. Ngược lại, nếu xương hàm có nhiều khoảng trống rộng rãi, răng khôn có thể mọc sớm và thuận lợi hơn.
- Tình trạng răng miệng: Nếu răng hàm trước đó mọc lệch, có bệnh lý như sâu răng hay viêm nướu, răng khôn sẽ mọc chậm hơn do thiếu không gian và bị cản trở. Với tình trạng răng miệng khỏe mạnh, răng khôn có thể mọc nhanh và đúng vị trí.
- Dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu Canxi, vitamin D, và khoáng chất giúp răng và xương phát triển tốt hơn, thúc đẩy quá trình mọc răng khôn. Do đó, việc thiếu hụt dinh dưỡng thường khiến răng khôn mọc chậm, mọc không hoàn chỉnh.
- Sức khỏe tổng thể: Các bệnh lý như suy dinh dưỡng, rối loạn hormone hay hệ miễn dịch kém sẽ làm chậm quá trình mọc răng. Nếu cơ thể khỏe mạnh, quá trình mọc răng khôn thường diễn ra thuận lợi và ít gây đau đớn hơn.

5. Những biến chứng thường gặp khi mọc răng khôn
Vì mọc muộn, khi các răng hàm đã mọc nên răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, lệch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Cụ thể:
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: Do mọc muộn khi các răng hàm khác đã mọc nên răng khôn bị thiếu không gian dẫn đến mọc nghiêng, chệch hướng hoặc bị kẹt dưới nướu, gây đau đớn và ảnh hưởng đến các răng khác.
- Chèn ép và tác động đến răng số 7: Răng số 7 nằm bên cạnh răng khôn là răng hàm quan trọng trong việc ăn nhai. Khi răng khôn mọc lệch có thể đâm, chèn ép và tác động vào răng số 7, từ đó gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm nhiễm, thậm chí làm hỏng răng số 7. Đặc biệt nếu ở trẻ em, răng khôn mọc sớm có thể cản trở, làm cho răng số 7 không mọc lên được.
- U nang xương hàm: Răng khôn mọc ngầm lâu ngày có thể tạo ra một túi chứa dịch (u nang) trong xương hàm, gây tiêu xương và ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
- Viêm nhiễm, sưng tấy: Răng khôn mọc một phần hay bị lợi trùm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nướu, sưng má, hôi miệng và đau nhức kéo dài.
- Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Nếu răng khôn mọc ngầm quá sâu có thể chèn ép dây thần kinh hàm dưới, từ đó gây ra cảm thấy tê bì, đau nhức lan lên đầu, thái dương và xuống vùng cằm.

6. Nên làm gì khi mọc răng khôn?
Mọc răng khôn có thể gây đau nhức và nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, khách hàng nên lưu ý thực hiện những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe răng miệng khi răng khôn bắt đầu mọc:
Thăm khám nha khoa
- Nếu cảm thấy đau nhức, sưng lợi hoặc khó há miệng, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra tình trạng mọc răng khôn.
- Chụp X-quang răng để xác định hướng mọc của răng khôn và có phương án xử lý phù hợp.
- Bác sĩ có thể chỉ định cắt lợi trùm hoặc kê thuốc giảm đau, kháng viêm nếu cần.
Nhổ răng khôn khi cần thiết
- Các trường hợp nên nhổ răng khôn: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, tạo ra khe hở giắt thức ăn, răng khôn bị sâu viêm… gây đau hoặc ảnh hưởng đến các răng khác thì bác sĩ khuyến cáo nên nhổ bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn: Nhổ răng khôn nên thực hiện sớm, khoảng từ 18 – 28 tuổi vì xương hàm chưa cứng chắc, cơ thể khỏe mạnh giúp vết thương nhanh lành. Độ tuổi càng lớn, xương hàm cứng chắc sẽ gây khó khăn khi nhổ răng khôn. Trẻ em nếu răng khôn mọc sớm, bác sĩ khuyến cáo nên nhổ ngay để tránh gây ảnh hưởng đến các răng khác.
- Trường hợp không nên nhổ răng khôn: Những người có răng khôn mọc thẳng hoặc có tiền sử bệnh lý toàn thân về tim mạch, tiểu đường, máu khó đông… thì có thể cân nhắc việc nhổ răng khôn. Tốt nhất nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt chú ý vệ sinh kỹ lưỡng vùng răng khôn.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

7. Giải đáp các vấn đề liên quan đến mọc răng khôn
Mọc răng khôn là quá trình tự nhiên, nhưng không phải ai cũng có thời điểm mọc răng giống nhau. Dưới đây là giải đáp chi tiết về vấn đề mọc răng khôn từ Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp.
Mọc răng khôn ở tuổi 40 có nguy hiểm không?
Răng khôn mọc ở tuổi 40 có thể nguy hiểm hơn do xương hàm đã cứng, làm tăng nguy cơ mọc lệch, mọc ngầm và viêm nhiễm. Nếu có đau nhức hoặc biến chứng, khách hàng nên thăm khám sớm để có hướng xử lý phù hợp.
12, 13, 14, 15 tuổi mọc răng khôn có sao không?
Răng khôn thường mọc trong độ tuổi 17 – 25. Nếu trẻ mọc răng khôn sớm từ 12 – 15 tuổi, cần kiểm tra xem có đúng là răng khôn hay không. Nếu răng mọc lệch và gây đau nhức, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để theo dõi sự phát triển của răng.
Bao nhiêu tuổi hết mọc răng khôn?
Hầu hết mọi người mọc răng khôn trong độ tuổi 17 – 25, nhưng có người đến 30 – 40 tuổi mới mọc. Một số trường hợp hiếm gặp có thể mọc răng khôn ở tuổi 50 – 60.
16, 17 tuổi mọc răng khôn có sao không?
Mọc răng khôn ở tuổi 16 – 17 là khá sớm nhưng vẫn bình thường. Nếu răng mọc thẳng, không đau nhức hoặc biến chứng thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu sưng đau, mọc lệch, khách hàng nên đi khám để kịp thời xử lý.
60 tuổi mọc răng khôn có bình thường không?
Trường hợp mọc răng khôn ở tuổi 60 rất hiếm gặp. Đặc biệt, răng khôn mọc muộn thường kèm theo đau nhức, sưng viêm. Do đó, khách hàng cần đến ngay nha khoa để kiểm tra, tránh các vấn đề về răng và xương hàm.
Trẻ mọc răng khôn sớm có sao không?
Trẻ từ 10 – 13 tuổi mọc răng khôn là trường hợp hiếm và cần theo dõi. Nếu răng mọc lệch hoặc gây đau, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nha khoa sớm.
Mấy tuổi thì hết mọc răng khôn?
Răng khôn thường mọc hoàn tất trước 25 tuổi, nhưng có thể đến 30 – 40 tuổi hoặc muộn hơn. Một số người không bao giờ mọc răng khôn do không có mầm răng.
Như vậy, thời gian mọc răng khôn ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào yếu tố di truyền, cấu trúc hàm, tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể. Nếu khách hàng còn thắc mắc bao nhiêu tuổi mọc răng khôn là bình thường, hoặc đang gặp vấn đề với răng khôn, hãy đến ngay Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khách hàng có thể liên hệ ngay với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua hotline: 0363.85.85.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí về vấn đề mọc răng khôn và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện.
Khi cần phản ánh các vấn đề về chất lượng dịch vụ tại phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để nắm rõ tình trạng bệnh lý về răng miệng, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |

- Tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt tại trường Đại học Y Hà Nội
- Chứng nhận tham gia Invisalign Step Up Program của Tiến sĩ William Dayan
- Chứng nhận “For Completion of a practical comprehensive Orthodontic” của Ormco