Răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai và duy trì cấu trúc hàm răng. Vậy răng số 6 có thay không? Những giải đáp từ bác sĩ của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sau đây sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin chi tiết về răng số 6 để hiểu hơn về chiếc răng quan trọng này.
1. Răng số 6 là răng gì?
Răng số 6, là răng hàm lớn thứ nhất, mọc ở vị trí thứ 6, bắt đầu từ cửa trung tâm, nằm liền kề răng số 7 và là một trong những răng vĩnh viễn mọc sớm nhất ở người. Răng số 6 đóng vai trò chính trong việc nhai thức ăn.
- Vị trí: Răng số 6 nằm ở vị trí thứ sáu trên cung hàm, tính từ răng cửa giữa trở vào. Chúng nằm ở phía sau răng số 5 và trước răng số 7. Mỗi người trưởng thành thường có 4 răng số 6, hai ở hàm trên và hai ở hàm dưới.
- Thời điểm mọc: Thường bắt đầu mọc ở thời điểm 6 – 7 tuổi và thường là răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên. Vì mọc sớm và ở phía trong nên nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn răng số 6 là răng sữa.
- Số lượng chân răng: Răng số 6 hàm trên thường có 3 chân răng, trong khi răng số 6 hàm dưới thường có 2 chân răng.
- Vai trò của răng số 6: Răng số 6 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng tổng thể, bao gồm:
- Đảm bảo chức năng ăn nhai: Là răng lớn nhất và chắc khỏe nhất trong hàm, răng số 6 chịu trách nhiệm chính trong việc nghiền nát thức ăn để hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.
- Định hình khớp cắn: Vị trí và sự sắp xếp của răng số 6 ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân đối giữa hàm trên và hàm dưới, góp phần duy trì khớp cắn chuẩn.
- Nâng đỡ nhóm cơ mặt: Bên cạnh chức năng ăn nhai, răng số 6 còn giúp nâng đỡ cơ mặt, giữ cho gương mặt cân đối và hài hòa.

2. Nhổ răng số 6 có thay không, có mọc lại không?
Răng số 6 là răng vĩnh viễn và chỉ mọc một lần duy nhất trong đời và không thay thế như răng sữa. Do đó nếu răng số 6 bị gãy, rụng hoặc bị sâu phải nhổ răng sẽ không có răng mới mọc lại để thay thế. Vì vậy, khách hàng cần chăm sóc và bảo vệ răng số 6 tốt để đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ khuôn mặt.
3. Hậu quả khi mất răng số 6
Đóng vai trò then chốt trong chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng nên chiếc răng này đặc biệt rất quan trọng. Khi mất răng số 6, khách hàng có thể gặp phải nhiều vấn đề như:
- Ảnh hưởng đến ăn nhai và tiêu hóa: Răng số 6 là răng chịu trách nhiệm chính trong việc nghiền nát thức ăn. Khi mất răng này, lực nhai giảm, thức ăn không được nghiền nát gây áp lực lên hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày,đường ruột.
- Gây xô lệch răng: Khi mất răng số 6, các răng còn lại có xu hướng đổ về khoảng trống ở vị trí mất răng để lấp đầy chỗ trống. Do đó, các răng trên cung hàm sẽ bị xô lệch, làm thay đổi khớp cắn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Tiêu xương hàm, lão hóa sớm: Mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương hàm, gây hóp má, da nhăn nheo, làm cho khuôn mặt trông già hơn so với tuổi thật.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng: Khoảng trống do mất răng số 6 khiến các răng kế bị xô lệch, tạo ra những vùng khó vệ sinh. Thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.

4. Các phương pháp phục hình răng số 6 đã mất
Khi mất răng số 6, việc phục hình răng vô cùng quan trọng để duy trì chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng tổng thể. Dưới đây là các phương pháp phục hình răng số 6 phổ biến hiện nay:
- Răng giả tháo lắp: Sử dụng hàm giả có răng giả gắn trên nền nhựa hoặc kim loại, có thể tháo ra lắp vào dễ dàng. Răng giả tháo lắp thường được sử dụng cho người mất nhiều răng hoặc không đủ điều kiện hay đang chờ để thực hiện các phương pháp phục hình cố định.
- Bắc cầu răng sứ: Bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng bên cạnh (răng số 5 và số 7) để làm trụ đỡ cho cầu răng. Sau đó, sử dụng mão sứ gắn cố định vào vị trí răng số 6 ở giữa bị mất.
- Cấy ghép implant: Đây là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất, sử dụng trụ implant bằng titanium cấy vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau khi trụ implant tích hợp với xương hàm, mão răng sứ sẽ được gắn lên trên để thay thế thân răng.

5. Cần làm gì khi răng số 6 bị sâu, vỡ, mẻ?
Răng số 6 bị sâu vỡ mẻ, khách hàng cần đến cơ sở nha khoa uy tín, để được bác sĩ khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Trám răng: Dành cho trường hợp răng sâu, vỡ mẻ nhẹ. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu (nếu có), làm sạch và trám lại bằng vật liệu trám chuyên dụng như composite, giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng, ngăn ngừa sâu răng tiến triển.
- Bọc răng sứ: Nếu răng bị vỡ, mẻ lớn hoặc sâu răng lan rộng không thể phục hồi bằng trám răng, bọc răng sứ là giải pháp phù hợp. Bác sĩ sẽ mài cùi răng và bọc một mão răng sứ lên trên, giúp bảo vệ và phục hồi hình dáng răng giúp răng chắc khỏe, thẩm mỹ và chịu được lực nhai tốt hơn.
- Nhổ răng: Trường hợp răng bị sâu vỡ quá nặng, không thể phục hồi hoặc có nguy cơ gây nhiễm trùng lan rộng, cần nhổ răng để tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng tới các răng xung quanh. Sau khi nhổ có thể phục hình bằng hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant tùy theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của từng người.

6. Cách chăm sóc răng số 6
Chăm sóc răng số 6 đúng cách giúp bảo vệ răng khỏi các bệnh lý và duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Dưới đây là những cách chăm sóc răng số 6 hiệu quả:
- Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày: Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride để đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút. Chải răng kỹ lưỡng ở tất cả các mặt răng, đặc biệt là mặt nhai của răng số 6.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận được. Luồn chỉ nha khoa nhẹ nhàng vào kẽ răng, di chuyển lên xuống để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
- Khám răng định kỳ: Thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, lấy cao răng nhằm ngăn ngừa sâu răng và phát hiện sớm các vấn đề để điều trị kịp thời.
- Hạn chế thực phẩm có hại cho răng:
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ uống có gas, thực phẩm chứa nhiều axit vì chúng có thể gây sâu răng và mòn men răng.
- Tránh ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai như đá cục, hạt cứng, sườn sụn,… vì có thể làm vỡ hoặc mẻ răng.
- Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như trứng, sữa, trái cây,… để giúp răng chắc khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã giúp khách hàng giải đáp được thắc mắc răng số 6 có thay không? Đây là răng vĩnh viễn và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời. Do đó khi răng bị gãy, rụng thì sẽ không có răng mọc thay thế. Do đó, khách hàng cần chăm sóc răng miệng, đặc biệt răng số 6 cẩn thận để tránh làm hư hại răng. Trong trường hợp răng bị sứt, mẻ, gãy khách hàng cần sớm đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn miễn phí về cách phục hình răng số 6 và các dịch vụ răng miệng khác, khách hàng có thể liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua số điện thoại: 0363.85.85.87.
Riêng các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ phản ánh qua số tổng đài: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. |

- Tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt tại trường Đại học Y Hà Nội
- Chứng nhận tham gia Invisalign Step Up Program của Tiến sĩ William Dayan
- Chứng nhận “For Completion of a practical comprehensive Orthodontic” của Ormco