Câu hỏi: “Chào bác sĩ, bé nhà em mới 3 tuổi nhưng răng cửa đã bị sún đen và mòn gần sát nướu, khiến cháu gặp khó khăn trong ăn uống. Vậy bác sĩ cho em hỏi trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Tình trạng này có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ. Em cám ơn ạ!” Chị Hương Ly (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Trả lời: Chào chị Hương Ly, cảm ơn bạn đã gửi câu tới Nha khoa Quốc tế Việt Pháp. Với câu hỏi của bạn, bác sĩ Lý Văn Cương – chuyên gia nha khoa Tổng quát tại Nha khoa Quốc tế Việt Pháp trả lời như sau:
“Sún răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài..
Nếu không được điều trị kịp thời, sún răng sữa có thể ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn và sức khỏe tổng thể của bé. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cho bé tới cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp”
Bài viết sau đây của Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin giúp chị Hương Ly và các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ về tình trạng sún răng sữa ở trẻ và cách khắc phục.
1. Sún răng sữa là gì?
Sún răng sữa là tình trạng men răng và ngà răng của trẻ bị tổn thương, dần trở nên mủn, mềm và tiêu biến, làm giảm thể tích của thân răng. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi.
Sở dĩ răng sữa dễ bị sún là do cấu tạo men răng và ngà răng của trẻ em tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và rất nhạy cảm. Điều này khiến chúng dễ bị sâu và tổn thương hơn nhiều so với răng vĩnh viễn.

Đặc điểm của sún răng sữa:
- Ít gây đau nhức cho trẻ, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Vì vậy mà cha mẹ dễ chủ quan bỏ qua.
- Màu sắc răng thay đổi rõ rệt, thường có màu đen hoặc nâu.
- Mô răng bị mòn và mất dần, dẫn đến kích thước bị thu hẹp.
- Răng bị cụt, méo mó, không còn như ban đầu, dần cụt thấy rõ.
- Răng bị sún, thường xảy ra với răng cửa hàm trên và răng hàm sữa. Trong đó phổ biến nhất là bề mặt răng, có thể nông nhưng diện tích lại rộng.
Việc nhận biết sớm và xử lý sún răng sữa là vô cùng quan trọng để bảo vệ hàm răng của trẻ, tránh ảnh hưởng đến việc ăn nhai, phát âm và sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sún răng sữa
Sún răng sữa thường tiến triển qua nhiều giai đoạn, với các dấu hiệu ngày càng rõ rệt như sau:
Giai đoạn sún răng sữa | Dấu hiệu nhận biết |
Giai đoạn đầu (giai đoạn thường bị bỏ qua vì dấu hiệu chưa rõ ràng) |
|
Giai đoạn tiến triển |
|
Giai đoạn nặng |
|

3. Cách phân biệt sún răng sữa và sâu răng thông thường
Sún răng sữa và sâu răng thông thường đều là các vấn đề về răng miệng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên giữa hai tình trạng này có những đặc điểm khác biệt rõ rệt về độ tuổi mắc bệnh, biểu hiện và mức độ ảnh hưởng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết và dễ hiểu nhất để cha mẹ hiểu về hai tình trạng răng miệng này:
Tiêu chí | Sún răng sữa | Sâu răng thông thường |
Vị trí điển hình | Mặt ngoài của răng cửa hàm trên hoặc răng hàm sữa, nơi tiếp xúc nhiều với thức ăn, sữa | Thường ở các hố rãnh trên bề mặt nhai của răng hàm hoặc kẽ giữa hai răng |
Hình thái tổn thương |
| Xuất hiện lỗ sâu trên răng, chứa các vi khuẩn ăn sâu dần vào bên trong cấu trúc của răng |
Màu sắc | Ban đầu là các đốm trắng, sau chuyển sang vàng, nâu rồi đen bóng trên bề mặt rộng | Ban đầu là đốm trắng ngà, sau đó hình thành chấm đen hoặc lỗ sâu có màu đen, nâu |
Cảm giác đau | Giai đoạn đầu không gây đau nhức, khó chịu, chỉ đau khi gây tổn thương tủy răng | Đau sớm hơn, thường gây ê buốt hoặc đau nhức khi ăn đồ nóng, lạnh, đồ cứng |
Tốc độ lan truyền | Rất nhanh, có thể lan sang các răng khác nếu không đạt được kiểm soát | Chậm hơn, mất nhiều thời gian để phát triển thành sâu lớn |
Độ tuổi thường gặp | Rất phổ biến ở trẻ từ 1 – 3 tuổi | Bất kỳ độ tuổi nào, kể cả người lớn |

4. Nguyên nhân khiến bé sún răng sữa
Sún răng sữa ở trẻ nhỏ không chỉ do một nguyên nhân mà là kết quả của sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng và các yếu tố bẩm sinh, sức khỏe. Hiểu rõ những nguyên nhân này giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sún răng sữa ở trẻ nhỏ mà bố mẹ cần chú ý:
- Chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt: Trẻ thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas/có màu chứa hàm lượng đường cao và có tính axit, khiến vi khuẩn phát triển mạnh, sản sinh axit ăn mòn men răng. Đặc biệt với những bé có thói quen ăn vặt hoặc bú sữa bình vào ban đêm mà không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ càng làm tăng thêm nguy cơ sún răng sữa.
- Không vệ sinh răng miệng đúng cách: Cha mẹ không đánh răng cho bé sau khi uống sữa hoặc ăn uống cũng như trẻ chải răng không kỹ lưỡng sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, hình thành mảng bám. Từ đó sản sinh axit phá hủy men răng.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn không đủ canxi, phốt pho, magie, vitamin D (những dưỡng chất quan trọng trong quá trình hình thành và duy trì sự chắc khỏe của men răng) sẽ làm men răng dễ bị ăn mòn và tổn thương bởi axit.
- Thiểu sản men răng bẩm sinh: Đây là nguyên nhân bẩm sinh do di truyền hoặc thiếu dưỡng chất trong quá trình thai kỳ. Từ đó khiến men răng của bé sinh ra đã mỏng, mềm, có khuyết điểm hoặc thậm chí có các lỗ hổng trên bề mặt, khiến chúng cực kỳ dễ bị mài mòn và sâu sún.
- Ảnh hưởng thuốc kháng sinh từ mẹ khi mang thai: Việc mẹ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh mạnh trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành răng của thai nhi. Điều này làm cho răng bé phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, dễ bị nhiễm màu và tăng nguy cơ sún răng sau này.
- Sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân thường có hệ miễn dịch yếu hơn và quá trình hình thành răng có thể không hoàn thiện như trẻ đủ tháng, đủ cân. Từ đó dẫn đến cấu trúc men răng yếu hơn và dễ bị tổn thương.
- Thói quen ngậm thức ăn trong miệng lâu: Khi thức ăn liên tục có mặt trong miệng, nước bọt không đủ thời gian và khả năng để làm sạch, trung hòa hết lượng axit sản sinh ra. Điều này dẫn đến quá trình khử khoáng ở men răng diễn ra liên tục, khiến men răng sẽ dần bị bào mòn, yếu đi và hình thành các lỗ sún.
- Bỏ qua khám răng định kỳ: Sún răng sữa ở giai đoạn đầu thường rất khó nhận biết bằng mắt thường. Cha mẹ chủ quan bỏ qua việc khám răng định kỳ (thường 6 tháng/lần) càng khiến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ gặp khó khăn. Từ đó rất dễ gặp các vấn đề như sún răng sữa.

5. Hậu quả khi không điều trị sún răng kịp thời
Sún răng sữa nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tác động lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cụ thể như sau:
Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
- Khó khăn trong ăn uống: Khi men và ngà răng bị sún, răng sẽ trở nên mòn mủn, yếu đi, làm giảm đáng kể khả năng cắn, xé và nghiền nát thức ăn, dẫn đến chế độ ăn bị hạn chế.
- Đau nhức và biếng ăn: Sún răng nặng khiến lớp ngà răng nhạy cảm và thậm chí cả tủy răng bị lộ ra. Trẻ sẽ cảm thấy đau đớn, ê buốt mỗi khi ăn uống, khiến trẻ sợ ăn, dẫn đến biếng ăn, bỏ bữa, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân: Việc ăn nhai không kỹ do răng yếu hoặc đau sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch suy yếu.
Ảnh hưởng đến phát âm, tâm lý
- Nói ngọng, phát âm không chuẩn: Nhóm răng cửa, đặc biệt là răng cửa hàm trên, phối hợp chặt chẽ với lưỡi và môi để tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Khi răng bị sún, mòn mủn hoặc mất sớm, khiến trẻ phát âm sai, nói ngọng hoặc nói không rõ chữ.
- Mất tự tin, ảnh hưởng tâm lý: Sún răng khiến hàm răng của trẻ trông không đẹp, kèm theo việc phát âm khó khăn có thể khiến trẻ mất tự tin, ngại cười, ít nói chuyện, ảnh hưởng tiêu cực đến giao tiếp xã hội và sự phát triển tâm lý.
Răng vĩnh viễn mọc lệch lạc
- Mất khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc Nếu răng sún bắt buộc phải nhổ sớm hoặc tự rụng do tiêu hủy quá mức, sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm sớm hơn quy định. Các răng kế cận, đặc biệt là răng vĩnh viễn số 6, có xu hướng di chuyển, nghiêng hoặc trôi về phía trước để lấp đầy khoảng trống đó. Khi đến tuổi mọc, răng vĩnh viễn sẽ thiếu chỗ để mọc lên đúng vị trí, dẫn đến tình trạng mọc lệch lạc, chen chúc, hô, móm.
- Lợi xơ hóa: Khi một chiếc răng sữa bị mất đi quá sớm, phần lợi tại vị trí đó không còn được răng kích thích sẽ có xu hướng dày lên và xơ cứng lại. Điều này tạo ra một rào cản vật lý, khiến răng vĩnh viễn khó trồi lên, thậm chí bị mắc kẹt hoàn toàn trong xương hàm.
Tăng nguy cơ ổ nhiễm khuẩn
- Hôi miệng: Các hốc răng bị mủn, sần sùi là nơi lý tưởng cho thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ, gây ra hôi miệng khó chịu ở trẻ.
- Nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ: Vi khuẩn từ răng sún có thể tấn công các mô mềm xung quanh, gây ra các bệnh lý như viêm nướu, áp xe răng, viêm mô tế bào, gây sưng đau và khó chịu.
- Nguy cơ nhiễm trùng toàn thân: Trong những trường hợp nặng, vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng răng miệng có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu và đi đến các cơ quan khác trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng huyết (rất nguy hiểm), hoặc lan đến vùng họng, amidan, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

6. 4 cách xử lý khi trẻ bị sún răng
Hiện nay có hai hướng xử lý chính khi trẻ bị sún răng sữa là: điều trị chuyên sâu tại nha khoa và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà cho tình trạng nhẹ.
6.1. Xử lý sún răng tại nha khoa
Xử lý sún răng sữa tại nha khoa sẽ do bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phương án điều trị tùy theo tình trạng bệnh lý. Thông thường bác sĩ xử lý răng sún ở trẻ bằng một trong các phương pháp sau:
Phương pháp | Trám răng sún | Nhổ răng sún |
Trường hợp áp dụng | Sún răng nhẹ, khi men răng và ngà răng chỉ bị tổn thương ở mức độ ban đầu | Sún răng nghiêm trọng, khi tổn thương đã ăn cụt vào chân răng, gây viêm tủy hoại tử không thể phục hồi |
Cách thực hiện |
|
|
Lưu ý quan trọng: Cha mẹ nên lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề để thăm khám và điều trị khi trẻ bị sún răng sữa. Bởi vì bác sĩ có chuyên môn sẽ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng và phương án điều trị phù hợp. Từ đó loại bỏ rủi ro như răng sữa bị nhổ quá sớm gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Liên hệ ngay bác sĩ Nha khoa Quốc tế Việt Pháp qua số hotline: 0363858587 để đặt lịch thăm khám và nhận tư vấn miễn phí.

6.2. Can thiệp tại nhà cho tình trạng nhẹ
Với tình trạng sún răng sữa ở trẻ em, các biện pháp tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ, giúp giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát vi khuẩn tạm thời, không thể thay thế việc điều trị chuyên sâu tại nha khoa.
Dưới đây là một số biện pháp giảm nhẹ tình trạng sún răng ở trẻ tại nhà như sau, phụ huynh có thể áp dụng:
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Tác dụng: Nước muối có tính sát khuẩn nhẹ, giúp làm sạch khoang miệng, giảm vi khuẩn và hỗ trợ giảm viêm nhiễm ở vùng răng bị sún. Cha mẹ hướng dẫn trẻ súc miệng nhẹ nhàng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Cách dùng: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha (theo tỷ lệ 9gr muối/1000ml nước), cho trẻ súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
Sử dụng lá trầu không hoặc lá lốt
- Tác dụng: Lá trầu không và lá lốt có chứa tinh dầu và hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu cảm giác khó chịu.
- Cách dùng: Giã nát vài lá trầu không hoặc lá lốt tươi với một chút muối, lọc lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt và đắp nhẹ lên vùng răng bị sún hoặc cho trẻ ngậm súc miệng trong vài phút rồi nhổ bỏ. Sau đó, cho trẻ súc miệng lại bằng nước lọc.
Lưu ý: Các mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm tạm thời và không thể chữa khỏi sún răng. Đặc biệt, không thể loại bỏ vi khuẩn đã tấn công hoặc phục hồi men răng bị tổn thương. Do đó, việc đưa trẻ đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời là điều cần thiết.

7. Cách phòng ngừa sún răng sữa ở trẻ nhỏ
Phòng ngừa sún răng sữa là chìa khóa để bảo vệ nụ cười khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa sún răng sữa ở trẻ nhỏ bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
Vệ sinh răng miệng cho trẻ em theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần thực hiện các phương pháp vệ sinh răng miệng khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp cách vệ sinh răng miệng cho trẻ theo từng giai đoạn, cha mẹ có thể tham khảo:
Giai đoạn (tuổi) | Hành động chính | Hướng dẫn chi tiết |
0 – 6 tháng tuổi (trẻ chưa mọc răng) | Vệ sinh nướu và lưỡi |
|
6 – 12 tháng tuổi (trẻ bắt đầu mọc răng sữa) | Hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải đánh răng |
|
1 – 3 tuổi | Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride |
|
3 – 6 tuổi | Tăng lượng kem đánh răng và để cho bé tự chải răng |
|
Trên 6 tuổi | Giám sát và sử dụng thêm biện pháp hỗ trợ |
|
Chải răng đúng cách
Kỹ thuật chải răng đúng cách là làm sạch tất cả các mặt răng. Cụ thể:
- Mặt ngoài và mặt trong: Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với đường viền nướu, chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc xoay tròn.
- Mặt nhai: Chải theo chuyển động tới lui trên bề mặt nhai của răng.
- Lưỡi: Cần chải cả lưỡi nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn gây mùi và mảng bám.
Thời gian và tần suất chải răng: Chải răng cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày (sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần kéo dài 2 phút. Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng, nên dùng gạc mềm hoặc khăn ẩm sạch lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi cữ bú.

Lựa chọn dụng cụ bảo vệ răng phù hợp
Cha mẹ nên chú trọng việc lựa chọn dụng cụ bảo vệ răng phù hợp cho bé. Theo đó:
- Kem đánh răng: Chọn loại kem đánh răng chứa fluoride dành riêng cho trẻ em (nồng độ fluoride phù hợp với độ tuổi). Lượng kem chỉ bằng hạt gạo cho trẻ dưới 3 tuổi và bằng hạt đậu cho trẻ từ 3 – 6 tuổi.
- Bàn chải đánh răng: Chọn bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ, cán cầm vừa tay và phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa (hoặc tăm nước) để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể tới, loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám. Bắt đầu dùng chỉ khi các răng đã mọc sát vào nhau.
- Nước súc miệng: Có thể sử dụng nước súc miệng không cồn có fluoride cho trẻ lớn hơn (khi trẻ đã biết nhổ ra), nhưng cần tham khảo ý kiến nha sĩ.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn bảo vệ răng miệng. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn để răng khỏe mạnh:
Thực phẩm “vàng” nên bổ sung | Thực phẩm “đen” nên hạn chế |
Giàu canxi và photpho: Sữa, phô mai, sữa chua, tôm, cá, rau xanh đậm,… giúp răng chắc khỏe | Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường: Nước ngọt, bánh kem, socola,… là nguồn thức ăn chính cho vi khuẩn gây sâu răng |
Giàu vitamin A, C, A: Cà rốt, bí đỏ, đu đủ, cam, chanh, kiwi,… giúp nướu khỏe mạnh, chống viêm nhiễm và tăng cường hấp thu canxi | Thực phẩm dính: Kẹo dẻo, nho khô, bánh quy, mật ong,… dễ bám chặt vào kẽ răng trong thời gian dài, khó làm sạch và dẫn đến sâu răng |
Thực phẩm giòn, giàu chất xơ: Táo, lê, cà rốt sống, cần tây,… giúp kích thích sản xuất tiết nước bọt, làm sạch bề mặt răng và khoang miệng | Đồ ăn vặt thường xuyên: ăn bim bim, kẹo ngọt,… thường xuyên khiến khoang miệng luôn trong trạng thái có đường và axit dễ dẫn đến sún răng |
Nước lọc: Giúp rửa trôi thức ăn, trung hòa axit trong môi trường khoang miệng. | Thực phẩm cản trở hấp thu canxi: Chế độ ăn quá mặn hoặc thực phẩm chứa nhiều oxalat như rau bina, củ dền, cafe làm răng kém chắc khỏe |
Loại bỏ các thói quen xấu
- Ngưng bú đêm: Từ khi trẻ bắt đầu mọc răng, cha mẹ nên tập cho trẻ ngừng bú đêm hoàn toàn. Sữa đọng lại trong miệng suốt đêm là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
- Không ngậm bình sữa khi ngủ: Tuyệt đối không cho trẻ ngậm bình sữa (hoặc nước ngọt, nước trái cây) khi ngủ, kể cả ngủ ngày hay ngủ đêm. Điều này gây ra tình trạng “sâu răng bình bú” đặc trưng.
- Hạn chế ngậm thức ăn: Tập cho trẻ không ngậm thức ăn lâu trong miệng, khuyến khích trẻ nhai nuốt nhanh chóng để giảm thời gian tiếp xúc của đường và axit với răng.

Thăm khám răng định kỳ
- Tần suất: Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần (hoặc sớm hơn nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào).
- Lợi ích: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu sún răng (đặc biệt ở giai đoạn đầu khó nhận biết), làm sạch mảng bám và vôi răng, ngăn ngừa sún răng nặng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh biết rõ trẻ bị sún răng sữa phải làm sao. Giải pháp hiệu quả nhất khi trẻ bị sún răng sữa chính là cho bé tới các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Phụ huynh cũng nên giúp trẻ hình thành thói quen chăm sóc răng miệng, chế độ dinh dưỡng khoa học và thăm khám răng miệng định kỳ để giúp bé có được hàm răng chắc khỏe, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Nếu khách hàng vẫn còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc răng miệng ở trẻ em, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua hotline: 0363.85.85.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Để phản hồi những vấn đề về chất lượng dịch vụ tại phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế việc chẩn đoán hay điều trị nha khoa. Để nắm rõ tình trạng bệnh lý về răng miệng, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |

- Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Hải Phòng.
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa định hướng Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Thái Bình
- Chứng chỉ hành nghề Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
- Chứng chỉ Chỉnh nha của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt