Câu hỏi: “Chào bác sĩ, em mới bọc răng sứ và xuất hiện hiện tượng bị ê buốt răng khi ăn và uống nước. Em muốn hỏi bọc răng sứ bị ê buốt là do nguyên nhân nào ạ? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Sau bao lâu thì tình trạng ê buốt sẽ hết? Mong bác sĩ giải đáp. Em xin cảm ơn ạ.” (Anh Đào, Quảng Nam)
Trả lời: Chào bạn Anh Đào, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Về vấn đề của bạn, bác sĩ Phạm Văn Tú– chuyên gia về răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp trả lời như sau:
“Bọc răng sứ bị ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân như bác sĩ mài răng sai kỹ thuật, lắp răng sứ sai lệch, sử dụng keo nha khoa, mão sứ kém chất lượng. Hoặc có thể do nướu răng chưa kịp thích nghi, tủy răng chưa điều trị triệt để.
Thông thường, tình trạng ê buốt sau khi làm răng sứ chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần tùy theo cơ địa từng người. Khi bị ê buốt răng, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà như súc miệng nước muối, chườm đá, uống thuốc giảm đau. Nếu răng ê buốt nặng, bạn nên trực tiếp đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp phù hợp”.
Để giúp bạn Anh Đào và các khách hàng khác hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách ngăn ngừa và khắc phục tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ, Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt
Bọc răng sứ có bị ê buốt không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, tay nghề bác sĩ, chất lượng mão sứ và keo nha khoa, khả năng thích nghi của nướu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt:
1.1. Quá trình mài răng sai kỹ thuật
Trong quá trình mài răng bọc sứ, có thể bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, mài cùi răng quá nhiều hoặc không đúng tỷ lệ làm ảnh hưởng đến lớp men răng, ngà răng, gây kích ứng. Vì thế, răng bọc sứ bị ê buốt.
1.2. Nướu răng chưa kịp thích nghi
Sau khi bọc sứ, nướu răng chưa kịp thích nghi với chất liệu mới nên nhạy cảm hơn và dễ bị ê buốt nhẹ. Sau một vài tuần, khi nướu đã thích nghi hoàn toàn với răng sứ, tình trạng ê buốt sẽ kết thúc.

1.3. Tủy răng điều trị chưa triệt để
Khách hàng mắc các bệnh lý sâu răng hoặc nhiễm trùng tủy mà chưa được điều trị tủy triệt để đã lắp mão sứ lên. Vết tủy viêm sẽ hoại tử và vi khuẩn còn sót lại tấn công lên dây thần kinh gây kích ứng dẫn đến hiện tượng răng sứ sau khi gắn bị ê buốt.
1.4. Lắp răng sứ bị sai lệch, không chuẩn với khớp cắn
Mão răng sứ lắp lệch so với khớp cắn hoặc không khớp với cùi răng thật nên lực ăn nhai bị dồn lên thân răng sứ, tăng áp lực lên chân răng thật. Điều này gây ra tình trạng răng vướng cộm hoặc đau khớp thái dương hàm và cảm giác răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức ngay cả khi không ăn nhai. Hoặc chân răng sứ hở gây giắt thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến hiện tượng lắp răng sứ bị ê buốt.
Bên cạnh đó, mão răng chế tác không chuẩn, không vừa vặn, sát khít với nướu làm thức ăn mắc lại gây viêm. Khi chịu tác động của lực ăn nhai hoặc nghiến răng, uống nước lạnh, khách hàng sẽ cảm thấy ê buốt.
1.5. Keo nha khoa kém chất lượng
Keo nha khoa dùng để gắn kết mão sứ và răng thật bị lỏng và rò rỉ ra bên ngoài cũng sẽ làm cho răng sứ bị ê buốt, đau nhức. Tình trạng ê buốt này thường diễn ra trong vòng vài ngày.
1.6. Chất lượng răng sứ không tốt
Răng sứ không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không có tính tương thích sinh học cao và không đảm bảo tính dẫn nhiệt sẽ ảnh hưởng đến cùi răng thật. Vì thế, khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, khách hàng sẽ cảm thấy ê buốt.

2. Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?
Bọc răng sứ bao lâu hết ê buốt tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại răng sứ, tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi bọc, chế độ chăm sóc sau khi làm răng sứ.Thông thường, răng bị ê buốt sau khi bọc sứ khoảng từ 1- 2 tuần tùy theo cơ địa từng người.
Có trường hợp, khách hàng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ do răng nhạy cảm sẵn, cơ địa, hoặc do ăn thức ăn và đồ uống nóng, lạnh. Thời gian bị ê buốt răng kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 tuần đầu khi vừa bọc răng sứ xong.
Nhưng cũng có trường hợp, bọc răng sứ vẫn bị ê buốt sau 1 thời gian dài sử dụng và giảm dần theo thời gian. Mức độ ê buốt tỷ lệ thuận với mức độ sâu răng hoặc men răng đã bị loại bỏ trước khi bọc sứ. Nếu bác sĩ càng mài răng gần dây thần kinh thì khách hàng càng bị ê buốt sau khi bọc răng sứ.

3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt
Tùy theo tình trạng ê buốt, khách hàng có thể tự áp dụng cách giảm đau tại nhà hoặc đến cơ sở nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách khắc phục phù hợp.
3.1. Cách giảm ê buốt cho răng sứ tại nhà
Bọc răng sứ xong bị ê buốt trong vòng 1 – 2 tuần là điều hoàn toàn bình thường. Khách hàng có thể áp dụng các cách sau đây để giảm ê buốt trong thời gian này:
- Uống thuốc giảm đau: Khách hàng có thể uống thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn và cho phép của các bác sĩ, dược sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Súc miệng nước muối: Khách hàng pha 2 thìa cà phê muối vào nước ấm và khuấy đều cho tan rồi ngậm trong miệng vài phút và nhổ đi. Nước muối sẽ giúp tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mảng bám quanh răng sứ và hạn chế tình trạng ê buốt do viêm nhiễm răng.
- Chườm đá: Khách hàng bọc đá lạnh trong tấm vải sạch rồi chườm vào khu vực gần răng sứ (má) để giảm đau tạm thời. Độ lạnh của đá sẽ giúp máu chảy chậm và giảm cảm giác bọc răng sứ khó nhai, khó chịu. Tránh chườm đá trực tiếp vào răng sứ bởi vì có thể làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.

3.2. Trực tiếp đến kiểm tra tại cơ sở nha khoa
Nếu cơn đau và ê buốt kéo dài, nghiêm trọng hơn hoặc không thể chịu đựng được, khách hàng nên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra lại, tìm ra nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt, bác sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp. Chẳng hạn như sau:
- Nếu răng sứ bị cộm, bọc răng sứ bị lệch khớp cắn thì bác sĩ sẽ tháo mão sứ ra và điều chỉnh lại để ôm sát cùi răng thật.
- Nếu răng sứ kém chất lượng hoặc cơ địa khách hàng dị ứng với chất liệu răng sứ thì bác sĩ sẽ bỏ răng sứ cũ đi và bọc lại răng sứ mới.
- Nếu răng chưa lấy tủy hết, bác sĩ sẽ cắt răng sứ cũ ra, chữa tủy rồi bọc lại mão sứ mới.

>>> Xem thêm: Bọc răng sứ lần 2 khi nào & có đau không? Quy trình thực hiện
4. Khi nào nên lo lắng về tình trạng ê buốt bọc răng sứ?
Nếu tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ có các dấu hiệu sau đây, khách hàng nên đến cơ sở nha khoa thăm khám và tìm cách điều trị ngay:
- Tình trạng buốt kéo dài trên 2 tuần.
- Cảm giác đau nhói, nhức liên tục.
- Sưng nướu hoặc răng lung lay.
Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy các nguy cơ tiềm ẩn như sau:
- Lộ tủy răng: Cùi răng bị mài quá mức làm lộ tủy răng nên dễ nhạy cảm, đặc biệt là với các đồ nóng, lạnh. Khi uống nước hay ăn nhai, thức ăn, đồ uống chạm vào tủy răng gây ê buốt.
- Viêm nhiễm nướu hoặc tổn thương cấu trúc răng thật: Tủy răng chưa được điều trị triệt để, mão sứ và keo nha khoa kém chất lượng, lắp răng sứ sai lệch và thức ăn giắt vào kẽ răng… Tất cả những điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công nướu, răng gây viêm nướu, tổn thương cấu trúc răng thật.

5. Cách chăm sóc răng miệng ngăn ngừa ê buốt sau khi bọc răng sứ
Để ngăn ngừa tình trạng bọc răng sứ nhưng bị ê buốt, khách hàng có thể áp dụng các cách sau đây:
Vệ sinh răng miệng tốt
Khi vệ sinh răng miệng, khách hàng cần chú ý những điều sau:
- Khách hàng nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, sau mỗi bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Khi đánh răng, khách hàng chải theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
- Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng: Sau khi bọc răng sứ, khách hàng nên sử dụng kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm để giảm bớt sự khó chịu và cường độ đau.
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm để giảm tác động đến nướu, tránh làm tổn thương răng sứ và ngăn ngừa tình trạng ê buốt.
- Sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ thức ăn, mảng bám ở kẽ răng và không làm cho chân răng tổn thương.
Chế độ ăn uống
Khách hàng nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, bún, rau củ luộc…. Đồng thời, tránh ăn thực phẩm cứng, dai, quá nóng, quá lạnh như kẹo cứng, xương, đá viên lạnh, mực khô, mía… để không làm cho răng sứ nhạy cảm, nứt vỡ dẫn đến ê buốt. Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước đường vì dễ gây sâu răng dẫn đến đau nhức.
Khi ăn, khách hàng nên nhai đều cả hai bên hàm để răng sứ không phải chịu lực tác động quá lớn và gây đau nhức.

Tránh chất kích thích
Khách hàng cần tránh hút thuốc lá, uống rượu bia. Đây là những chất kích thích có hại cho men răng, có thể làm cho răng sứ xỉn màu, ố vàng gây mất thẩm mỹ và bị ê buốt.
Tránh nghiến răng
Nếu có thói quen nghiến răng, khách hàng hãy đeo máng chống nghiến khi ngủ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách khắc phục. Vì nghiến răng nhiều có thể tác động một lực lớn ảnh hưởng đến chất lượng răng sứ và gây cảm giác đau nhức.
Thăm khám định kỳ răng miệng 2 lần/năm
Trong mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ lấy cao răng, kiểm tra tình trạng răng sứ, phát hiện sớm hiện tượng ê buốt và giúp khách hàng khắc phục kịp thời.
6. Một số câu hỏi về bọc răng sứ bị ê buốt
Để biết thêm về tình trạng răng bị ê buốt sau khi bọc sứ, khách hàng có thể tham khảo thêm các câu hỏi từ khách hàng khác và được giải đáp bởi các bác sĩ Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp dưới đây:
Răng bị ê buốt có nên bọc răng sứ?
Nếu răng bị ê buốt, khách hàng nên điều trị hết tình trạng này trước rồi bọc răng sứ sau. Khách hàng hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục phù hợp và tư vấn về vấn đề bọc răng sứ.
Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt phải làm sao?
Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi bọc răng sứ, nếu răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh thì đây là điều bình thường, khách hàng không nên quá lo lắng. Nếu sau khoảng thời gian này, khách hàng vẫn bị ê buốt răng thì nên đến cơ sở nha khoa để kiểm tra.

Răng bọc sứ lâu năm bị ê buốt?
Răng bọc sứ lâu năm bị ê buốt có thể do một số nguyên nhân như răng yếu, chưa điều trị hết tủy răng, ăn uống và vệ sinh không phù hợp, kỹ thuật bọc chưa chuẩn hoặc khách hàng mắc bệnh lý răng miệng…
Nếu răng bọc sứ lâu năm bị ê buốt, khách hàng có thể áp dụng một số cách giảm đau tạm thời. Ví dụ như dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn, mảng bám, súc miệng bằng nước muối, chườm khăn lạnh gần vùng đau, dùng thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì cách tốt nhất là khách hàng nên đến cơ sở nha khoa uy tín thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp.
Như vậy, tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt thường kéo dài từ 1 – 2 tuần sau khi thực hiện phương pháp nha khoa này. Để khắc phục, khách hàng có thể tự áp dụng cách giảm đau tại nhà. Nếu tình trạng ê buốt nặng hoặc kéo dài hơn 2 tuần, khách hàng nên đến cơ sở nha khoa uy tín thăm khám trực tiếp để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách khắc phục phù hợp.
Để được tư vấn miễn phí về tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt và dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện, khách hàng có thể liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp 29 Nguyễn Du, Hà Nội, Bắc Ninh,… qua số điện thoại: 0363.85.85.87.
Riêng các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ phản ánh qua số tổng đài: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. |

- Tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt tại Đại học Y khoa Quốc gia Voronezh – Liên Bang Nga
- Chứng nhận Neobiotech Implant Symposium của NeoBiotech
- Chứng nhận Laminate Veneers Course Program của ICD