Sâu răng độ 3 là cấp độ răng sâu nghiêm trọng với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị sớm để phòng ngừa mất răng, nhiễm trùng toàn thân. Vậy, răng sâu độ 3 là như thế nào? Tại sao giai đoạn này lại nguy hiểm hơn hẳn các cấp độ trước và đâu là hướng điều trị hiệu quả? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Việt Pháp tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý răng miệng này trong bài viết dưới đây!
1. Răng sâu độ 3 là như thế nào?
Răng sâu độ 3 là mức độ nghiêm trọng nhất trong ba giai đoạn tiến triển của sâu răng. Ở cấp độ này, vi khuẩn đã tấn công đến tủy răng – nơi tập trung hệ thống thần kinh và mạch máu.
Khi sâu răng độ 3, khách hàng sẽ gặp phải cơn đau nhức dữ dội, đặc biệt vào ban đêm, đi kèm các triệu chứng như viêm tủy, sưng nướu, hôi miệng, thậm chí có thể gây áp xe răng hoặc mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Khác với các giai đoạn sâu răng nhẹ hơn (mới chớm men răng hoặc sâu ngà nông), răng sâu độ 3 đã hình thành lỗ sâu lớn, có thể thấy rõ bằng mắt thường. Bề mặt răng có màu nâu sẫm hoặc đen, nhiều trường hợp còn bị mẻ vỡ mô răng, gây khó khăn trong việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày.
Về mặt giải phẫu, sâu răng độ 3 là khi tổn thương lan đến buồng tủy và ống tủy, gây ra tình trạng viêm tủy răng cấp hoặc mạn tính. Tủy viêm nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến hoại tử tủy, tạo ổ viêm lan ra cuống răng, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng xương hàm, mất răng vĩnh viễn hoặc tệ hơn là nhiễm trùng huyết.

2. So sánh răng sâu độ 1,2,3
Tình trạng sâu răng được chia thành 3 cấp độ chính dựa trên các đánh giá về mức độ tổn thương mô răng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết từng cấp độ để khách hàng có thể hiểu rõ:
Tiêu chí | Sâu răng độ 1 (Sâu men răng) | Sâu răng độ 2 (Sâu ngà răng) | Răng sâu độ 3 (Viêm tủy răng) |
Vị trí tổn thương | Chỉ ảnh hưởng đến lớp men răng ngoài cùng | Vi khuẩn xâm nhập vào lớp ngà răng bên dưới men | Vi khuẩn tấn công đến tủy răng (chứa mạch máu và thần kinh bên trong răng) |
Triệu chứng |
|
|
|
Mức độ nguy hiểm |
| Trung bình, có nguy cơ viêm tủy nếu không điều trị sớm | Nặng, gây hoại tử hoặc chết tủy, có nguy cơ mất răng vĩnh viễn nếu không được xử lý kịp thời |
Điều trị phổ biến |
|
|
|
Chi phí tham khảo | Khoảng 100.000 – 300.000 VNĐ | Khoảng 300.000 – 800.000 VNĐ |
|
Thời gian điều trị | 1 lần duy nhất | 1 – 2 lần hẹn | Ít nhất 2 – 3 lần hẹn tùy tình trạng |
Biến chứng nếu không chữa trị |
|
|
|

3. Dấu hiệu nhận biết sâu răng độ 3
Răng sâu độ 3 là giai đoạn sâu răng nghiêm trọng, đặc trưng với các biểu hiện như sau:
3.1. Đau nhức dữ dội
Một trong những dấu hiệu điển hình của răng sâu độ 3 là cơn đau nhức dữ dội, kèm theo ê buốt và cảm giác khó chịu khi ăn uống. Cụ thể:
- Đau nhức dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm: Đau nhức dữ dội, kéo dài nhiều giờ nhất là vào ban đêm. Cơn đau diễn ra trên diện rộng, có thể lan ra thái dương, mang tai hoặc vùng má, gây cản trở sinh hoạt và mất ngủ kéo dài.
- Cảm giác ê buốt, đau nhức mỗi khi ăn uống: Khách hàng có thể cảm thấy đau buốt mỗi khi ăn uống, đặc biệt khi ăn các thực phẩm có nhiệt độ nóng, lạnh, hoặc khi vệ sinh răng miệng (đánh răng, súc miệng).
3.2. Lỗ sâu răng lớn và rõ rệt trên bề mặt
Khi răng bị sâu đến độ 3, lỗ sâu dần mở rộng rõ ràng, đường kính có thể lớn hơn 2mm, thường thấy rõ trên mặt nhai hoặc thân răng. Bên trong lỗ sâu thường có màu đen kịt hoặc nâu sẫm, có thể lộ tủy răng nếu tổn thương quá sâu. Một số trường hợp còn kèm theo hiện tượng mẻ vỡ răng, gây vướng víu khi ăn nhai.
3.3. Thay đổi màu sắc răng
Khi răng sâu độ 3, màu sắc răng không còn trắng sáng tự nhiên, mà dần chuyển qua vàng sẫm, xỉn màu hoặc đen ở vùng bị sâu. Trường hợp răng đã mất tủy, toàn bộ thân răng có thể chuyển sang màu đen xám, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
3.4. Hơi thở có mùi
Vi khuẩn phân hủy mô răng và thức ăn mắc kẹt trong hốc sâu là nguyên nhân khiến khách hàng gặp tình trạng hơi thở có mùi hôi, thậm chí mùi hôi nặng và dai dẳng. Khách hàng sẽ cảm thấy miệng khô, đắng chát, kèm theo mùi hôi khó chịu, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi kết thúc bữa ăn.
3.5. Nướu (lợi) bị ảnh hưởng
Răng sâu độ 3 không chỉ làm tổn thương mô cứng ở răng, mà còn gây ảnh hưởng đến mô nướu xung quanh, điển hình với các dấu hiệu như sau:
- Nướu sưng tấy, tụt nướu, đặc biệt ở vùng quanh chân răng bị sâu.
- Nướu chảy máu khi có tác động nhẹ như sau khi chải răng, hoặc khi dùng chỉ nha khoa.
- Trường hợp nặng có thể hình thành ổ mủ, túi mủ nhỏ ở vùng nướu, báo hiệu viêm nhiễm, ổ viêm lan rộng, cần điều trị nội nha gấp.

4. Mức độ nguy hiểm của sâu răng độ 3
Răng sâu độ 3 không chỉ gây tổn thương bề mặt mà còn có thể gây đau đớn dữ dội, kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điển hình như:
4.1. Biến chứng tại chỗ
Ở giai đoạn răng sâu độ 3, vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào cấu trúc răng và các mô xung quanh, dẫn đến nhiều biến chứng tại chỗ nghiêm trọng. Cụ thể:
- Viêm tủy không hồi phục, chết tủy: Khi vi khuẩn phá hủy hoàn toàn tủy răng, phản ứng viêm xảy ra mạnh mẽ khiến khách hàng đau dữ dội, rồi đột ngột biến mất. Điều này không đồng nghĩa với khỏi bệnh, mà là dấu hiệu tủy đã chết và răng không còn khả năng cảm nhận kích thích.
- Áp xe quanh chóp răng: Vi khuẩn sâu răng có thể lan xuống vùng chóp răng, hình thành túi mủ trong xương hàm. Khách hàng có thể cảm nhận đau nhức dữ dội, sưng bên mặt răng bị sâu, mủ rỉ ra từ lợi và có nguy cơ phá hủy xương ổ răng.
- Răng giòn, gãy vỡ, tiêu xương ổ răng: Khi tủy răng chết, mô răng mất dưỡng chất, dẫn đến răng giòn và dễ gãy vỡ ngay cả khi nhai, cắn với cường độ nhẹ. Ngoài ra, nhiễm trùng kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng, làm răng lung lay và dễ dẫn đến nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
4.2. Biến chứng lan rộng và toàn thân
Nếu răng sâu độ 3 không được điều trị sớm, vi khuẩn có thể lan sang các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng toàn thân nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Cụ thể:
- Viêm mô tế bào: Tình trạng nhiễm trùng lan rộng ra mô mềm vùng mặt, cổ, sàn miệng, gây sưng phù, đau nhức, khó thở và có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời.
- Viêm xoang hàm: Vi khuẩn từ các răng sâu hàm trên có thể lan vào vùng xoang gây đau nhức vùng má, chảy mủ mũi, hơi thở hôi kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng sống và chức năng hô hấp.
- Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn từ ổ răng sâu có thể đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết, làm tăng nguy cơ suy đa tạng, sốc nhiễm trùng và tử vong.
- Ảnh hưởng toàn thân: Cơn đau răng kéo dài khiến khách hàng mất ngủ, chán ăn, giảm khả năng tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, với người có bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, tình trạng viêm nhiễm răng miệng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, tạo thêm gánh nặng cho hệ miễn dịch.

5. Cách điều trị dứt điểm sâu răng độ 3 và chi phí
Để điều trị dứt điểm răng sâu độ 3, bác sĩ cần can thiệp chuyên sâu nhằm kiểm soát nhiễm trùng, bảo tồn răng thật hoặc loại bỏ nếu không còn khả năng phục hồi. Dưới đây là những các phương pháp phổ biến thường được áp dụng và mức chi phí tham khảo:
Phương pháp | Mô tả chi tiết | Chi phí tham khảo (VNĐ) |
Điều trị tủy (Nội nha) |
|
|
Hàn trám sau điều trị tủy |
| Khoảng 300.000 – 600.000/răng |
Bọc răng sứ sau điều trị tủy |
| Khoảng 1.000.000 – 5.000.000/răng (tùy loại sứ) |
Nhổ răng (nếu răng hư hỏng quá nặng) |
|
|
5.1. Điều trị tủy
Với những trường hợp răng sâu độ 3, vi khuẩn đã tấn công sâu vào cấu trúc răng, gây viêm hoặc hoại tử tủy. Lúc này, phương pháp hàn trám thông thường không còn đủ khả năng phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho răng. Do đó, điều trị tủy (nội nha) là giải pháp bắt buộc và tối ưu nhất để bảo tồn răng thật, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Quy trình điều trị tủy được bác sĩ thực hiện theo với bước như sau:
- Mở đường vào buồng tủy bằng các dụng cụ chuyên dụng.
- Loại bỏ hoàn toàn tủy viêm và các phần mô tủy còn sót lại bên trong ống tủy.
- Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy bằng dung dịch bơm rửa chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn, mảnh vụn mô và các chất bẩn.
- Trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa có tính tương thích sinh học cao, đảm bảo kín kít để ngăn ngừa tái nhiễm vi khuẩn và duy trì độ bền răng về lâu dài.

Giá điều trị tủy răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số lượng ống tủy, mức độ tổn thương, loại răng, phương pháp điều trị và địa chỉ nha khoa nơi thực hiện. Mức phí dao động trong khoảng từ 1.000.000 – 5.000.000 VNĐ/răng.
Để khách hàng dễ hình dung và có kế hoạch dự trù tài chính hợp lý, khách hàng có thể tham khảo bảng giá điều trị tủy tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp dưới đây:
Gói dịch vụ | Đơn giá (VNĐ) |
Răng trẻ em | |
Răng 1 chân | 1.000.000 |
Răng nhiều chân | 1.500.000 |
Răng người lớn | |
Điều trị tủy răng cửa | 1.500.000 |
Điều trị tủy răng hàm nhỏ | 2.000.000 |
Điều trị tủy răng hàm lớn | 3.000.000 |
Điều trị tủy lại bằng Laser 3D | 4.000.000 – 6.000.000 |
Điều trị tủy lại thông thường | 2.000.000 – 5.000.000 |
Hỗ trợ điều chỉnh chấn thương răng | 5.000.000 |
Đặt thuốc kích thích đóng chóp | 500.000 |
Trám tủy chóp bằng MTA (+) | 1.000.000 |
5.2. Hàn trám răng sau điều trị tủy
Sau khi điều trị tủy, răng đã mất mô tủy, dẫn đến cấu trúc bên trong thường trở nên yếu hơn, dễ gãy vỡ. Vì vậy, hàn trám răng là thủ thuật tiếp theo cần thực hiện nhằm khôi phục lại hình dáng răng, đồng thời giúp bảo vệ phần mô răng còn lại, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và tái nhiễm trùng.
Phương pháp hàn trám sử dụng vật liệu nhân tạo chuyên dụng để bịt kín khoảng trống do sâu răng gây ra. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp phục hồi hình dạng và chức năng ăn nhai của răng, ngăn chặn vi khuẩn tái xâm nhập và bảo vệ mô răng thật khỏi các va đập, tránh gây tổn thương cho răng sau điều trị.
Mức giá hàn trám răng hiện nay dao động từ 150.000 – 1.000.000 VNĐ/răng tùy vào tình trạng răng, vị trí răng, chất liệu trám (Composite, GIC, hoặc kết hợp), tay nghề bác sĩ cũng như chính sách của các cơ sở nha khoa.

Tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, bảng giá chi tiết dịch vụ trám răng được niêm yết như sau để khách hàng dễ dàng tham khảo và dự trù tài chính hợp lý:
Loại dịch vụ trám răng | Đơn giá (VNĐ) | Khuyến mại |
Trám răng sữa (hàn răng sữa) | Từ 150.000 VNĐ/răng | Giảm 20% tất cả dịch vụ |
Trám răng mòn cổ chân răng | 300.000 VNĐ/răng | |
Trám răng hố rãnh | 200.000 VNĐ/răng | |
Trám răng sâu mặt nhai | 300.000 VNĐ/răng | |
Trám răng mẻ, sứt, ố vàng mất thẩm mỹ | Từ 300.000 VNĐ/răng | |
Trám răng sau điều trị tủy | Từ 1.000.000 VNĐ/răng | |
Trám răng sâu ngà to, răng vỡ lớn | Từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ/răng | |
Trám kẽ răng | Từ 300.000 – 500.000 VNĐ/răng | |
Đắp răng thẩm mỹ, tạo răng khểnh (răng cửa – răng nanh) | Từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ/răng |
5.3. Bọc răng sứ sau điều trị tủy
Với các trường hợp răng sâu độ 3 nặng, sau khi điều trị tủy, răng bị mài mòn nghiêm trọng và không thể phục hình bằng cách hàn trám, bác sĩ sẽ khuyến nghị bọc sứ để phục hồi cấu trúc. Phương pháp này giúp đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho răng đã điều trị tủy, lý tưởng cho mọi nhóm đối tượng khách hàng.
Quy trình bọc sứ cơ bản sẽ đi từ các bước như sau:
- Thăm khám & chụp X-quang: Xác định tình trạng viêm tủy, đánh giá cấu trúc răng thật và phần mô răng bị mất, độ vững ổ xương và phương án điều trị phù hợp.
- Điều trị tủy: Loại bỏ hoàn toàn phần tủy viêm, hoại tử, sau đó trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
- Lấy dấu: Lấy dấu răng để thiết kế mão sứ phù hợp, trong đó có bao gồm điều chỉnh và tạo hình răng.
- Lắp răng tạm: Trong thời gian chờ răng sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ gắn răng tạm để đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai tạm thời.
- Gắn răng sứ cố định: Khi răng sứ hoàn tất, bác sĩ sẽ gắn cố định bằng keo dán nha khoa chuyên dụng, kiểm tra khớp cắn và hoàn thiện phục hình.

Chi phí bọc răng sứ hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sứ, thương hiệu sứ, công nghệ thực hiện và chính sách bảo hành tại từng cơ sở nha khoa. Dưới đây là bảng giá bọc răng sứ chi tiết tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để khách hàng tham khảo và đưa ra sự lựa chọn theo nhu cầu:
Loại răng sứ | Giá tiền (VNĐ)/ răng | Thời gian bảo hành |
Răng sứ kim loại | Khoảng từ 1.500.000 | 2 năm |
Răng sứ Titan | 2.500.000 | 3 năm |
Răng sứ toàn sứ Emax | 8.000.000 | 7 năm |
Răng toàn sứ Lava Plus (Mỹ) | 10.000.000 | 15 năm |
Best Ceramic HT Việt Pháp | 15.000.000 | 15 năm |
Dán sứ Veneer cao cấp | Khoảng từ 9.000.000 | Theo chính sách hãng |
6. Cách chăm sóc răng sâu độ 3 sau điều trị và cách phòng ngừa
Sau khi điều trị răng sâu độ 3, việc chăm sóc răng đúng cách đóng vai trò then chốt trong việc phục hồi chức năng răng miệng và kéo dài tuổi thọ của răng. Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng cũng giúp khách hàng chủ động phòng ngừa sâu răng tái phát, tránh phát sinh tổn thương ở các răng khác.
6.1. Chăm sóc răng sau điều trị tủy (trước khi bọc sứ)
Giai đoạn sau điều trị tủy nhưng chưa bọc sứ, răng vẫn còn yếu và dễ bị tổn thương, khách hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng theo khuyến cáo từ bác sĩ, ăn nhai nhẹ nhàng. Cụ thể:
- Ăn uống nhẹ nhàng: Ưu tiên thực phẩm có kết cấu mềm, lỏng như cháo, súp, rau củ hầm nhừ; tránh đồ ăn quá cứng, dẻo, dai hoặc có nhiệt độ bất thường như kẹo kéo, thịt bò khô, kem,… vì có thể gây sứt mẻ răng.
- Không dùng răng đã điều trị để nhai: Hạn chế nhai, cắn xé thức ăn bằng bên răng vừa điều trị tủy để tránh làm gãy, vỡ phần trám tạm,….
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng: Dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh gây bong vật liệu trám. Có thể kết hợp súc miệng với nước muối ấm, nước muối sinh lý để giảm viêm và diệt khuẩn.
- Tái khám đúng hẹn: Thực hiện thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tiến độ phục hồi, lên lịch bọc sứ đúng thời điểm, ngăn nguy cơ răng nứt, vỡ.
6.2. Chăm sóc răng đã bọc răng sứ
Sau khi bọc sứ cho răng sâu độ 3, khách hàng cần tuân thủ các nguyên tắc sau để bảo vệ mão sứ và sức khỏe răng miệng tổng thể:
- Vệ sinh đúng cách: Tuân thủ các biện pháp vệ sinh răng miệng theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ răng sau điều trị, phòng ngừa tái phát. Cụ thể:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor để tái khoáng men răng, phòng ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển,….
- Làm sạch kỹ vùng tiếp giáp giữa rìa mão sứ và nướu, đây là nơi dễ tích tụ mảng bám và thức ăn thừa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng trở lại.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sau mỗi bữa ăn để làm sạch kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận.
- Ăn uống hợp lý: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung dưỡng chất cho răng lợi, phòng ngừa các tác nhân có thể làm bùng phát sâu răng trở lại. Cụ thể:
- Tránh dùng răng bọc sứ để cắn, nhai các vật cứng như xương, sườn sụn đá lạnh, nắp chai,… để tránh sứt, mẻ sứ.
- Hạn chế thực phẩm sẫm màu như: trà, cà phê, rượu vang,… vì dễ gây ố màu mão sứ.
- Tránh đồ ăn, nước uống có tính axit cao như cam, chanh,… do axit có thể làm ảnh hưởng đến chất kết dính mão sứ, giảm độ bền của răng sau điều trị.
- Tái khám định kỳ: Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng mão sứ, nướu, độ khít của chất kết dính và lấy cao răng, hạn chế các bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu,… và chặn đứng nguy cơ sâu răng từ giai đoạn khởi phát.

7. Tips lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị răng sâu độ 3
Răng sâu độ 3 yêu cầu kỹ thuật điều trị phức tạp, công nghệ hỗ trợ hiện đại và quy trình chuẩn y khoa. Vì vậy, khách hàng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để chữa trị. Khách hàng có thể đánh giá nha khoa uy tín dựa trên các yếu tố quan trọng sau:
- Pháp lý rõ ràng: Chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy, được Sở Y Tế cấp phép hoạt động hợp pháp, có đầy đủ giấy phép hành nghề, chứng chỉ chuyên môn của bác sĩ và được niêm yết công khai.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: Ưu tiên các cơ sở nha khoa có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu về nội nha, phục hình, có kinh nghiệm điều trị các ca sâu răng phức tạp.
- Trang thiết bị hiện đại: Thực hiện tại các cơ sở nha khoa có cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật điều trị nội nha tiên tiến. Điển hình như:
- Thiết bị chẩn đoán hình ảnh: X-quang kỹ thuật số, X-quang toàn cảnh, Cone Beam Computed Tomography 3D,… giúp đánh giá chính xác vị trí sâu, tình trạng ống tủy và cấu trúc xương hàm.
- Công nghệ điều trị nội nha tiên tiến: Kính hiển vi giúp quan sát rõ ống tủy, máy nội nha tự động giúp làm sạch và tạo ống tủy nhanh chóng, máy định vị chóp hỗ trợ xác định chính xác chiều dài ống tủy, hạn chế nguy cơ biến chứng,…
- Vật liệu phục hình đạt chuẩn: Composite, sứ titan, sứ toàn sứ,… có độ bền cao, tương thích sinh học và giàu tính thẩm mỹ.
- Quy trình vô trùng đúng chuẩn: Tuân thủ quy trình vô trùng theo chuẩn Bộ Y Tế: dụng cụ điều trị phải được hấp tiệt trùng, đóng gói riêng biệt; bác sĩ, điều dưỡng tuân thủ đúng quy trình mặc đồ bảo hộ, rửa tay diệt khuẩn theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế,… tránh lây nhiễm chéo.
- Minh bạch chi phí, chính sách bảo hành rõ ràng: Cơ sở nha khoa có quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, tư vấn chi tiết phác đồ điều trị và các phương án thay thế, đảm bảo không phát sinh chi phí bên lề. Ngoài ra, cần phải có chính sách bảo hành rõ ràng, nêu rõ thời gian và quyền lợi đi kèm.
- Đánh giá thực tế từ khách hàng: Tham khảo trải nghiệm từ những người đã từng điều trị răng sâu độ 3 tại cơ sở nha khoa thông qua các diễn đàn trực tuyến, đánh giá trên các trang mạng xã hội, trên Google Maps, fanpage, các hội nhóm hoặc hỏi thăm qua bạn bè, người thân đã từng chữa tủy, bọc sứ,….

Hiểu đúng răng sâu độ 3 là như thế nào sẽ giúp khách hàng chủ động hơn trong việc nhận biết và điều trị kịp thời bệnh lý sâu răng. Hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị sớm nếu nghi ngờ sâu răng, tránh để biến chứng lan rộng, gây nguy hại đến sức khỏe toàn thân. Ngoài ra, khách hàng cần duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách trước và sau điều trị để bảo vệ răng miệng lâu dài, kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý, chặn đứng nguy cơ sâu răng ngay từ giai đoạn đầu.
Khách hàng có thể liên hệ ngay với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua hotline: 0363.85.85.87 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện.
Để phản ánh về chất lượng dịch vụ niềng răng tại phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không có vai trò thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để nắm rõ tình trạng bệnh lý về răng miệng, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |

- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội
- Thành viên Hiệp hội Implant thế giới (ICOI)