Câu hỏi: “Tôi đã niềng răng được 1 tháng, thời gian gần đây tôi thấy phần lợi trùm lên bề mặt răng, che đi một phần bề mặt của răng. Tôi muốn hỏi bác sĩ: Nguyên nhân của tình trạng này là gì và có ảnh hưởng tới kết quả niềng răng không? Tôi cần làm gì để khắc phục? Mong nhận được câu trả lời từ bác sĩ. Tôi cảm ơn bác sĩ”. (Anh Thư, Hà Nội)
Trả lời: Cảm ơn bạn Anh Thư đã gửi câu hỏi tới Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Với câu hỏi này chuyên gia bác sĩ của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Tình trạng bạn đang gặp phải được gọi là lợi trùm khi niềng răng. Tức là phần lợi (nướu) phát triển bao trùm trên bề mặt răng khiến cho răng bị “mắc kẹt” giữa phần lợi dư thừa. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như: vệ sinh răng miệng kém, sai kỹ thuật niềng, răng khôn mọc lệch hoặc cơ thể thiếu dinh dưỡng… Tùy theo tình trạng lợi trùm mà bạn có giải pháp khắc phục phù hợp. Bạn nên đi thăm khám sớm để được điều trị và có được kết quả niềng răng như ý.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng lợi trùm khi niềng răng, khách hàng hãy đọc chi tiết bài viết sau.
1. Lợi trùm khi niềng răng có sao không?
Lợi trùm khi niềng răng có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường khi lợi bị sưng phồng và phát triển lấn xuống thân răng, che đi một phần bề mặt của răng. Tình trạng này có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
- Gây đau, có thể kèm theo sốt: Lợi trùm răng có thể gây đau với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng viêm ở mỗi người. Một số người sẽ kèm theo sốt, thậm chí bị viêm có mủ bởi lợi trùm khi niềng răng.
- Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Tình trạng lợi trùm sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn của răng do phần lợi trùm hẳn lên răng, khi nhai sẽ tiếp xúc phần lợi nhiều hơn răng. Từ đó dẫn đến đau đớn, ăn nhai không thoải mái.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng: Lợi trùm khi niềng răng có thể khiến quá trình dịch chuyển của răng không được như ý. Nếu không kịp thời xử lý, tình trạng lợi trùm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề răng miệng khác từ đó kéo dài thời gian niềng.
- Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: Khi phần lợi bị trùm và che đi một phần bề mặt răng sẽ khiến răng bị ngắn lại, nụ cười của bạn trông kém duyên hơn.
- Tạo tiền đề cho bệnh lý răng miệng: Lợi trùm che phủ một phần bề mặt răng, tạo thành kẽ hở giữa răng và lợi, nơi thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Nếu vệ sinh không kỹ càng sẽ hình thành các mảng bám, cao răng gây ra bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm lợi và viêm nha chu.
Như vậy lợi trùm khi niềng răng không chỉ gây đau nhức mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy khi bị lợi trùm trong quá trình niềng răng, khách hàng nên trực tiếp đến nha khoa thăm khám để bác sĩ có phương pháp xử lý phù hợp.
>>> Xem thêm: Niềng răng bị hóp thái dương – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi trùm khi niềng răng
Theo bác sĩ nha khoa tình trạng lợi bị trùm khi niềng răng mắc theo phương pháp chỉnh nha truyền thống hay hiện đại do một số nguyên nhân sau:
- Răng khôn mọc lệch: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, do răng khôn không đủ không gian mọc bình thường nên đã mọc ngầm, đâm vào lợi. Phần lợi trùm từ răng khôn có thể lây sang các răng khác dẫn đến tình trạng xô lệch hàm, ảnh hưởng tới kết quả niềng răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Khi niềng răng, vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn vì có nhiều khe kẽ, ngóc ngách ở các vị trí mắc cài, dây cung. Nếu bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm lợi.
- Sai kỹ thuật niềng răng: Bác sĩ thực hiện niềng răng sử dụng lực siết quá mạnh hoặc kỹ thuật không phù hợp có thể khiến lợi bị tổn thương, dẫn đến lợi trùm. Bên cạnh đó, việc sử dụng các khí cụ niềng răng kém chất lượng, thao tác gắn mắc cài, dây cung không đúng chuẩn cũng khiến lợi bị viêm, sưng và trùm xuống chân răng.
- Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, D, canxi… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nướu, khiến lợi dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy và trùm lên thân răng.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng lợi trùm khi niềng răng
Giải pháp khắc phục lợi trùm khi niềng răng mắc cài sứ, kim loại hay invisalign sẽ phụ thuộc vào mức độ của tình trạng. Cụ thể:
Lợi trùm ở mức độ nhẹ
Nếu tình trạng lợi trùm gây đau nhưng không sốt, không nổi hạch thì khách hàng có thể áp dụng các biện pháp sau đây để khắc phục:
- Sử dụng khăn ấm hoặc đá lạnh chườm lên vùng má tại vị trí răng đau nhức để làm dịu cơn đau.
- Súc miệng bằng nước muối loãng để hạn chế viêm nhiễm, sưng đau.
- Uống đủ nước đặc biệt là nước ấm để làm dịu cảm giác khó chịu ở lợi.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lợi trùm ở mức độ nặng
Trong trường hợp lợi trùm ở mức độ nặng, gây sốt, viêm, đau nhức kéo dài và xuất hiện mủ ở lợi thì khách hàng nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám trực tiếp. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và đưa ra giải pháp chữa trị tình trạng lợi trùm để không lây lan, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
4. Cách phòng ngừa bị lợi trùm khi niềng răng
Lợi trùm khi niềng răng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn biết cách chăm sóc. Sau đây Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp hướng dẫn bạn một số cách phòng ngừa tình trạng lợi trùm răng khi niềng hiệu quả.
Trước khi niềng răng
- Chọn nha khoa uy tín: Lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thì bạn sẽ được tư vấn và có phác đồ niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt hiệu quả, hạn chế các tình trạng không mong muốn như lợi trùm. Bạn có thể tìm hiểu các địa chỉ nha khoa uy tín trên mạng internet, người thân, bạn bè…
- Điều trị các bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu là nguyên nhân gây nên tình trạng lợi trùm khi niềng răng. Nếu mắc các bệnh lý này bạn cần điều trị khỏi hẳn sau đó mới thực hiện niềng răng để nâng cao hiệu quả chỉnh nha và phòng tránh bị lợi trùm.
Trong quá trình niềng răng:
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Trong khi niềng răng bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải dành cho người niềng. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ các mảng bám, thức ăn dính trên mắc cài. Khách hàng nên ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn để nâng cao hiệu quả làm sạch răng và tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Điều này đặc biệt chú trọng khi niềng răng trẻ em – nhóm đối tượng cần phụ huynh đồng hành cùng.
- Hạn chế các thói quen xấu: Những thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay, đẩy lưỡi,… có thể ảnh hưởng đến nướu, làm tổn thương lợi khiến tình trạng lợi trùm dễ xảy ra. Do đó, bạn cần hạn chế và loại bỏ những thói quen này.
- Tuân thủ đúng lịch hẹn tái khám: Bạn nên tuân thủ đúng lịch tái khám của bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng lợi trùm nói riêng và các bệnh lý răng miệng nói chung. Bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng, đảm bảo hiệu quả niềng răng tối ưu.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Dù ăn uống khi niềng răng khó khăn nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các khách hàng niềng răng nên xây dựng chế độ ăn với thực đơn là các món ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, D, canxi để nâng cao sức khỏe răng, nướu.
Như vậy lợi trùm khi niềng răng là tình trạng có thể xảy ra trong quá trình niềng răng và có thể ảnh hưởng tới kết quả niềng răng. Khi niềng răng bạn nên chú ý lựa chọn nha khoa uy tín, đồng thời vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tối đa các tình huống xấu có thể xảy ra.
Với 15 năm kinh nghiệm và sứ mệnh “Mang lại nụ cười khỏe mạnh, tự tin cho mọi người dân Việt”, Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp tự hào là địa chỉ nha khoa uy tín giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện và sở hữu nụ cười xinh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang gặp phải tình trạng trùm lợi khi niềng răng hoặc bạn muốn tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |
Thông tin liên hệ
Hotline: 0363.85.85.87 (zalo)
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoaquoctevietphapvn
Địa chỉ ở Hà Nội:
- ⛔ Số 24 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- ⛔ Số 06 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
- ⛔ Số 69 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
- ⛔ Số 29 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- ⛔ Số 358 Khu nhà ở Hi-Brand Khu ĐTM Văn Phú Hà Đông (cạnh cột đồng hồ)
Địa chỉ Bắc Ninh:
- ⛔ Số 119 Đường Huyền Quang, Phường Ninh Xá, Tp Bắc Ninh
Địa chỉ Quảng Ninh:
- ⛔ Số 90 Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
- ⛔ Số 7- Nguyễn Văn Cừ (ngã 3 Kênh Liêm) – TP. Hạ Long.
- ⛔ Số 362- Trần Hưng Đạo (ngã 4 Loong Tòong) – TP Hạ Long.
- Tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt tại trường Đại Học Y Hà Nội
- Chứng nhận khóa học quốc tế đào tạo về Chỉnh nha Typodont của Dentwin
- Chứng nhận tham gia Chương trình Invisalign Step Up của tiến sĩ William Dayan