Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha hiệu quả với chi phí hợp lý. Nắm được những lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại sẽ giúp khách hàng chuẩn bị tốt cho quá trình chỉnh nha này. Tham khảo ngay những lưu ý trước, trong, sau khi niềng răng mắc cài kim loại và các điều cần tránh!
1. Niềng răng mắc cài kim loại có tốt không?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha phổ biến, được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở nha khoa bởi những ưu điểm sau đây:
- Hiệu quả chỉnh nha cao: Giúp điều chỉnh răng lệch lạc, sai khớp cắn từ mức độ nhẹ đến trung bình.
- Chi phí hợp lý: Niềng răng mắc cài kim loại có giá từ 30.000.000 – 60.000.000 VNĐ/trọn gói, thấp hơn các phương pháp chỉnh nha khác.
- Thời gian chỉnh nha ngắn: 1 – 3 năm, thấp hơn các phương pháp niềng răng khác và có thể rút ngắn từ 1 – 6 tháng.
- Độ bền cao: Khí cụ làm bằng kim loại chắc chắn, ít gãy vỡ.
- Thiết kế đa dạng, phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau: Niềng răng mắc cài kim loại có 2 loại thun buộc và khóa tự động với nhiều mẫu mã, màu sắc thun khác nhau để người dùng lựa chọn.

Tuy nhiên, phương pháp niềng răng mắc cài kim loại vẫn có 1 số hạn chế như sau:
- Tính thẩm mỹ không cao: Mắc cài kim loại có màu xám, dễ lộ ra.
- Tạo cảm giác vướng víu, khó chịu: Trong thời gian đầu đeo niềng, khách hàng chưa quen với mắc cài kim loại nên sẽ có cảm giác vướng víu, khó chịu.
- Có thể gây tổn thương: Mắc cài có thể bung tuột gây tổn thương niêm mạc.
- Khó vệ sinh răng miệng: Thức ăn dễ vướng vào khí cụ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, khách hàng có thể bị sâu răng, hôi miệng, viêm lợi…
- Có thể gây kích ứng: Niềng răng mắc cài kim loại gây kích ứng cho người dị ứng với kim loại.
Mặc dù còn một vài nhược điểm, niềng răng mắc cài kim loại vẫn được đánh giá là giải pháp tốt nhất để chỉnh nha trong các trường hợp răng khấp khểnh, lệch lạc, móm, thưa, sai khớp cắn… ở mức độ nhẹ, trung bình đến nặng. Với mức chi phí hợp lý, đây cũng là lựa chọn tối ưu phù hợp với khách hàng có tài chính hạn chế như học sinh, sinh viên.
2. Lưu ý trước khi niềng răng mắc cài kim loại
Trước khi niềng răng mắc cài kim loại, khách hàng cần lựa chọn được nha khoa uy tín, thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng, điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng, chuẩn bị tâm lý và lưu ý với bác sĩ về vấn đề dị ứng của mình. Cụ thể như sau:
2.1. Lựa chọn nha khoa uy tín
Trước khi quyết định niềng răng ở đâu, khách hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin về các cơ sở nha khoa. Sau đó, lựa chọn nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại quy trình niềng răng đạt chuẩn, chi phí minh bạch, có dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn và hiệu quả. Trong đó, Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp được đánh giá là một trong những cơ sở nha khoa uy tín nhất hiện nay, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình niềng.
2.2. Thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng
Khách hàng cần thăm khám kỹ lưỡng và nhận tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện niềng răng. Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, chụp X-quang để kiểm tra cấu trúc răng, nướu, xương hàm, xác định tình trạng răng miệng và lên phác đồ điều trị phù hợp, sau đó tư vấn chi tiết về quá trình niềng răng.
2.3. Điều trị các bệnh lý về răng miệng
Trước khi niềng răng, khách hàng cần lấy cao răng và điều trị dứt điểm các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… để tránh ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.

2.4. Chuẩn bị tâm lý
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1,5 – 3 năm, đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác của khách hàng. Trong thời gian đầu, có thể xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Vì thế, người niềng răng cần chuẩn bị tâm lý để thích nghi trong quá trình chỉnh nha.
2.5. Lưu ý về dị ứng kim loại
Đối với những khách hàng có tiền sử dị ứng kim loại, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm giải pháp thay thế như mắc cài sứ hoặc niềng răng trong suốt nhằm đảm bảo an toàn, thoải mái trong quá trình niềng.
3. Lưu ý trong khi niềng răng mắc cài kim loại
Khi niềng răng mắc cài kim loại, khách hàng cần có chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách, thăm khám đúng hẹn với bác sĩ để đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
3.1 Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Người niềng răng nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng và tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến khí cụ niềng.
Thực phẩm nên ăn
Để tránh ảnh hưởng đến mắc cài và đảm bảo sức khỏe tổng thể, khách hàng nên ưu tiên các thực phẩm mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng như:
- Thức ăn mềm, dễ nhai: Cháo, súp, bún, phở… dễ nhai, dễ nuốt, ít gây áp lực lên răng, không ảnh hưởng đến khí cụ niềng mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai… dễ nhai, dễ tiêu hóa nên răng không phải làm việc nhiều, không ảnh hưởng đến khí cụ niềng và còn cung cấp canxi, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Trứng và các món ăn từ trứng: Trứng luộc, trứng chưng, bánh bông lan… chứa vitamin D, giàu Protein cho cơ thể, hỗ trợ tái tạo mô nướu và xương hàm.
- Rau củ quả mềm, cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn: Sinh tố, khoai tây nghiền, trái cây chín mềm… cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể.
- Ngũ cốc dinh dưỡng: Bột ngũ cốc, đậu hũ, lúa mì… giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và không làm hỏng khí cụ niềng mà vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động.
- Thịt, hải sản cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn: Thịt băm, cá hấp, cua xay…bổ sung Protein đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, tránh sụt cân khi niềng răng và không làm đau răng.
Thực phẩm nên tránh
Đồng thời, người niềng răng nên tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng đến khí cụ niềng và sức khỏe răng miệng dưới đây:
- Thực phẩm dai, cứng: Kẹo cứng, đá viên, sườn, chân gà… có thể gây đứt dây cung, ảnh hưởng đến lực kéo làm răng dịch chuyển sai vị trí và làm răng đau nhức, ê buốt, gãy, mẻ, nướu tổn thương, các mô nha chu quanh răng.
- Thực phẩm dai, dẻo, dính: Kẹo cao su, kẹo mè xửng, bánh dày… dính vào mắc cài, khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng, bung tuột mắc cài, biến dạng dây cung và răng đau nhức, di chuyển sai hướng.
- Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Lẩu, kem, đá bào… gây ê buốt, đau nhức, nứt răng và ảnh hưởng đến men răng, làm hỏng mắc cài, co giãn dây cung, giãn nở keo dán mắc cài dẫn đến hiệu quả niềng răng kém.
- Thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt có ga: Bánh ngọt, kẹo, coca… làm răng ố vàng, hỏng men răng, tạo mảng bám, dễ sinh ra axit gây sâu răng, các bệnh về lợi, thời gian chỉnh nha kéo dài và niềng răng kém hiệu quả.
- Thực phẩm giòn, nhiều vụn: Vụn bánh quy, snack… dễ dính vào mắc cài, kẽ răng, khó vệ sinh và làm tăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng đến kết quả, thời gian niềng răng.

3.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi niềng răng, thức ăn rất dễ vướng vào mắc cài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, khách hàng cần vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng và duy trì hiệu quả chỉnh nha. Cách vệ sinh cụ thể như sau:
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn: Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa Fluoride và bàn chải kẽ răng đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày. Khi đánh răng, khách hàng cần làm sạch cả mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng, đặc biệt là xung quanh mắc cài và kẽ răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Luồn chỉ nha khoa vào kẽ răng rồi di chuyển nhẹ nhàng lên và xuống theo chiều dọc để loại bỏ thức ăn và mảng bám. Sau đó, uốn sợi chỉ nha khoa vòng theo đường chân răng rồi đưa xuống phía viền nướu nhẹ nhàng. Tần suất sử dụng chỉ nha khoa phù hợp là 1 – 3 lần/ngày.
- Dùng nước súc miệng: Người niềng răng nên súc miệng 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng và tối để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và giúp hơi thở luôn thơm mát. Mỗi lần, lấy khoảng 10 – 20 ml, súc miệng trong 30 – 60 giây, đảm bảo nước súc miệng tiếp xúc toàn bộ khoang miệng.
- Sử dụng máy tăm nước: Khách hàng đổ đầy nước, đặt đầu tăm nước vào giữa kẽ răng, bật lên để dòng nước làm sạch mảng bám và thức ăn thừa. Máy tăm nước giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả mà không làm tổn thương nướu, có thể dùng 1 – 3 lần/ngày.
- Lấy cao răng định kỳ: Khách hàng nên đến nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ lấy cao răng, làm sạch mảng bám, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.
3.3 Thăm khám đúng hẹn bác sĩ
Bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, khách hàng còn cần thường xuyên thăm khám tại cơ sở nha khoa để đảm bảo quá trình niềng răng luôn diễn ra thuận lợi.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ: Tái khám 1-2 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra sự ổn định của khí cụ, tốc độ dịch chuyển của răng và điều chỉnh lực kéo cho phù hợp. Đồng thời, cũng sớm phát hiện ra những bệnh lý răng miệng bất thường (nếu có) để xử lý cho phù hợp.
- Thông báo với bác sĩ nếu có bất thường: Nếu mắc cài bung tuột, dây cung đâm vào má, đau nhức kéo dài… khách hàng cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
4. Lưu ý sau khi niềng răng mắc cài kim loại
Việc chăm sóc răng miệng không dừng lại ngay sau khi tháo niềng. Để duy trì kết quả chỉnh nha, ngăn ngừa răng xô lệch trở lại và các bệnh lý răng miệng khách hàng cần tuân thủ các lưu ý quan trọng dưới đây:
4.1 Đeo hàm duy trì
Sau khi tháo mắc cài, răng vẫn chưa hoàn toàn ổn định trên cung hàm. Việc đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ để ổn định vị trí răng, ngăn ngừa răng di chuyển về vị trí ban đầu.
4.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khách hàng nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài, tránh nguy cơ sâu răng, viêm nướu sau khi niềng răng.
5. 4 lưu ý cần tránh khi niềng răng mắc cài kim loại
Để đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao và tránh những rủi ro không mong muốn, khách hàng cần lưu ý 4 điều quan trọng sau đây khi niềng răng mắc cài kim loại.
- Tránh sử dụng vật liệu niềng không rõ nguồn gốc: Việc sử dụng vật liệu không rõ nguồn gốc có thể gây hại cho sức khỏe và không đảm bảo chất lượng, dễ bung, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
- Tránh sử dụng kim loại nếu bị dị ứng: Những người bị dị ứng với kim loại sử dụng niềng răng mắc cài kim loại sẽ bị kích ứng, ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Trong trường hợp này, hãy trao đổi cùng bác sĩ tìm giải pháp để đảm bảo an toàn và hiệu quả..
- Tránh tự ý điều chỉnh, tháo lắp mắc cài: Nếu sau 3 ngày lắp mắc cài, vẫn cảm thấy đau nhức, khách hàng nên đến cơ sở nha khoa để bác sĩ chỉnh lại, không nên tự ý điều chỉnh. Việc tự ý điều chỉnh, tháo lắp mắc cài có thể làm tổn thương răng và hỏng toàn bộ cấu trúc mắc cài.
- Tránh những thói quen không tốt: Việc hút thuốc có thể khiến cho nướu và răng nhạy cảm, làm men răng xỉn màu. Ngoài ra, những thói quen như cắn bút và ngón tay, mút môi, ngón tay, lấy lưỡi đẩy răng có thể làm mắc cài bị lệch, rơi mắc cài dù không điều chỉnh, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi niềng răng mắc cài kim loại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp khách hàng chuẩn bị kỹ lưỡng để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả như mong đợi.
Để được tư vấn miễn phí về niềng răng mắc cài kim loại và dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện, khách hàng có thể liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua số điện thoại: 0363.85.85.87 .
Riêng các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ phản ánh qua số tổng đài: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. |

- Tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Răng hàm mặt – Đại học Y Thái Bình
- Chứng nhận “Invisalign Fundamentals Seminar” của Invisalign
- Chứng nhận “SEA Master Class” của Invisalign
- Chứng nhận “Invisalign Step Up Program” của Invisalign