Câu hỏi: “Chào bác sĩ, tôi đang tìm hiểu về bọc răng sứ và muốn thực hiện phương pháp này nhưng lại nghe nhiều người nói bọc răng sứ dễ bị tụt lợi. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi: Bọc răng sứ bị tụt lợi không? Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và có cách khắc phục không? Mong nhận được giải đáp từ bác sĩ, tôi xin cảm ơn. (Duy Công, Hà Nội).
Trả lời: Chào bạn Công, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. Về câu hỏi của bạn, bác sĩ Phạm Văn Tú – chuyên gia răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa Quốc Việt Pháp trả lời như sau:
Bọc răng sứ có thể gây ra tụt lợi nếu quá trình thực hiện không đảm bảo quy trình, bác sĩ tay nghề kém, kỹ thuật mài răng sai… Ngoài ra một số trường hợp chăm sóc sai cách sau khi bọc răng sứ cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Vì vậy để đảm bảo quá trình bọc răng sứ an toàn, hiệu quả, khách hàng nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi về chuyên môn và chú trọng đến cách chăm sóc sau khi bọc sứ.
Sau đây, Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về bọc răng sứ để bạn Duy Công và nhiều khách hàng khác hiểu rõ hơn về phương pháp bọc răng sứ, cách chăm sóc an toàn, từ đó đảm bảo độ bền, đẹp của răng sứ và tránh được các biến chứng như răng sứ bị tụt lợi.
1. Bọc răng sứ có gây tụt lợi không?
Bọc răng sứ hoàn toàn có thể gây tụt lợi. Tình trạng này thường xảy ra khi khách hàng bọc răng sứ không đảm bảo quy trình, bác sĩ tay nghề kém tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng và chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Nếu khách hàng bọc răng sứ tại cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, đảm bảo quá trình thực hiện đúng kỹ thuật, đồng thời chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi bọc răng sứ, sẽ hạn chế phần lớn tình trạng bị tụt lợi.

2. 7 nguyên nhân gây tụt lợi sau khi bọc răng sứ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi sau khi bọc răng sứ. Dưới đây là 7 nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến tình trạng này mà khách hàng cần biết:
- Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ có tay nghề kém và thiếu kinh nghiệm khi bọc răng sứ có thể xảy ra các vấn đề như: mài răng quá nhiều khiến phần mô nướu bị tổn thương, gắn mão sứ không khít với viền nướu… Khe hở giữa mão sứ và cùi răng dễ khiến cho thức ăn đọng lại, hình thành mảng bám và cao răng gây viêm lợi, lâu dần gây tụt lợi.
- Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng: Trước khi bọc răng sứ, nếu không điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng có thể khiến cho sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng nướu bị viêm nhiễm, tăng nguy cơ bị tụt lợi.
- Thiết bị máy móc kém chất lượng: Máy móc là công cụ hỗ trợ rất lớn cho bác sĩ khi bọc răng sứ. Nếu nha khoa sử dụng máy móc kém chất lượng, thiết bị cũ, lạc hậu có thể khiến cho việc chẩn đoán và điều trị xảy ra sai số. Điều này dẫn đến chế tác mẫu răng sứ bị sai lệch kích thước, mão sứ không vừa khít gây nên biến chứng tụt lợi.
- Vật liệu sứ kém chất lượng: Nếu sử dụng răng sứ kém chất lượng, không rõ xuất xứ có thể dẫn đến tình trạng kích ứng nướu, làm nướu bị viêm và tụt dần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
- Chăm sóc răng miệng sai cách: Việc sử dụng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh hoặc chải sai chiều (chiều ngang) sẽ tạo ra lực ma sát mạnh trên bề mặt sứ, dễ tạo ra khe hở khiến cặn thức ăn dễ bám lại gây viêm nướu, lâu dần dẫn đến tụt lợi.
- Tiêu xương hàm: Đối với trường hợp bọc răng sứ do bị mất răng, sau một thời gian có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm và gây tụt lợi.
- Lực nhai không đồng đều: Nếu răng sứ bị gắn lệch, cộm hoặc sai khớp cắn khiến lực nhai phân bổ không đều cũng có thể làm tổn thương mô nướu và gây tụt lợi.

3. Tác hại bọc răng sứ bị tụt lợi
Bọc răng sứ bị tụt lợi nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một số tác hại khi bị tụt lợi do bọc răng sứ mà khách hàng nên biết gồm:
- Gây mất thẩm mỹ: Tình trạng tụt lợi sẽ khiến cho phần chân răng bị lộ ra nhiều, gây mất thẩm mỹ, khiến cho khách hàng mất tự tin khi giao tiếp.
- Gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khi bị tụt lợi phần chân răng sẽ lộ ra và không còn được mão sứ bảo vệ nên rất dễ xảy ra tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống đồ nóng/lạnh. Đặc biệt phần mão sứ không sát khít có thể khiến khả năng cắn, xé thức ăn bị giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng: Tụt lợi khi bọc răng sứ sẽ tạo ra khe hở giữa phần chân răng, nướu và mão sứ, khiến cho thức ăn dễ mắc vào kẽ răng. Khách hàng nếu không vệ sinh kỹ sẽ hình thành mảng bám, cao răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý về răng như viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng…
- Tăng nguy cơ mất răng thật: Tụt lợi do bọc răng sứ nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến mô lợi bị ảnh hưởng, thiếu khả năng nâng đỡ răng, khiến răng dễ bị lung lay, thậm chí có thể gãy rụng.
- Đau nhức và ê buốt khó chịu: Tụt lợi do bọc răng sứ sẽ khiến cho phần chân răng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, dẫn đến cảm giác đau nhức, ê buốt kéo dài.

4. Dấu hiệu nhận biết bọc răng sứ bị tụt lợi
Càng nhận biết được tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi sớm sẽ càng có lợi cho quá trình điều trị, giảm thiểu và khắc phục tối đa những tác hại đến sức khỏe răng miệng. Do đó nếu nhận thấy mình có một hoặc một số dấu hiệu dưới đây, khách hàng cần đến ngay bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
- Cùi răng lộ ra ngoài: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết bằng mắt thường, nếu thấy phần cùi răng lộ ra ngoài, phần mão sứ không che kín được hết toàn bộ mô răng thật thì đây là dấu hiệu cho thấy khách hàng đã bị tụt lợi sau khi bọc sứ.
- Lợi và mô lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu: Người bị tụt lợi sau khi bọc răng sứ thường có phần lợi nhạy cảm, sưng đỏ hơn so với lợi bình thường và rất dễ chảy máu khi vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống.
- Giữa phần lợi và răng sứ xuất hiện khe hở, vết đen mờ ở chân răng: Đây cũng là dấu hiệu bọc răng sứ bị tụt lợi, đặc biệt viền đen quanh chân răng thường xuất hiện ở các trường hợp bọc mão sứ chứa kim loại do các phản ứng xảy ra trong khoang miệng.
- Cảm giác đau nhức, cộm cứng khi ăn nhai: Dấu hiệu này cho thấy phần mão bị lệch so với chân răng, tạo ra kẽ hở khiến thức ăn mắc vào, gây ra cảm giác khó chịu khi ăn nhai.
- Miệng có mùi hôi, chân răng lỏng lẻo: Thức ăn bám lại ở kẽ răng, hình thành mảng bám khiến vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi khó chịu. Ngoài ra nếu thấy chân răng ê buốt, lỏng lẻo thì đây có thể là dấu hiệu của bọc răng sứ bị tụt lợi.

5. Cách khắc phục tình trạng tụt lợi do bọc răng sứ
Nếu gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi, khách hàng cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cần tránh tuyệt đối các phương pháp tự điều trị để không làm cho tình trạng nặng thêm.
Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến tụt lợi, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Cụ thể:
- Tụt lợi do thực hiện sai kỹ thuật, mão sứ sai kích thước: Với các trường hợp này, bác sĩ sẽ tháo mão sứ và tiến hành lấy lại dấu răng để thiết kế mão sứ chính xác, đúng chuẩn, đảm bảo khi lắp sẽ vừa khít, ôm sát chân răng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tụt lợi và bọc lại mão sứ mới.
- Tụt lợi do sử dụng mão sứ kém chất lượng: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tụt lợi bằng thuốc và làm lại mão sứ mới có chất liệu an toàn, chính hãng. Từ đó đảm bảo độ bền và tính ổn định cao, ít gây ra tình trạng viền đen hay tạo kẽ hở.
- Tụt lợi do bệnh lý nền về răng miệng: Bác sĩ sẽ tháo mão sứ cũ và điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng. Khi tình trạng bệnh lý đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ bọc lại mão sứ cũ hoặc lắp mão sứ mới tùy vào tình trạng của từng khách hàng.

6. Chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ để tránh tụt lợi
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi là chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ không đúng cách. Do đó nếu chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học và đúng cách ngay từ đầu, khách hàng có thể loại bỏ được nguy cơ bị tụt lợi.
Dưới đây là một số cách giúp khách hàng chăm sóc răng miệng hiệu quả sau khi bọc răng sứ để tránh bị tụt lợi:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và lực vừa phải để tránh tác động mạnh lên phần mão sứ.
- Kết hợp nước súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, ngăn ngừa hình thành mảng bám – tác nhân gây viêm nướu, dẫn đến tụt lợi.
- Chú ý đến chế độ ăn uống, thời gian đầu sau khi bọc sứ nên hạn chế các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, dai.
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước có gas, nước ngọt để ngăn ngừa hình thành mảng bám, hôi miệng.

7. Phòng ngừa tụt lợi khi bọc răng sứ
Khách hàng hoàn toàn có thể phòng ngừa tụt lợi sau khi bọc răng sứ ngay từ sớm chỉ với một số lưu ý như sau:
- Lựa chọn nha khoa uy tín khi bọc răng sứ: Việc lựa chọn nha khoa uy tín khi bọc răng sứ sẽ giúp cho khách hàng được tiếp cận với quy trình bọc sứ chuẩn y khoa, sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại và chất lượng mão sứ chính hãng. Khách hàng có thể nghiên cứu tìm hiểu thông tin về địa chỉ nha khoa chất lượng hoặc tham khảo giới thiệu từ bạn bè, người thân. Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa là địa chỉ uy tín hàng đầu mà khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu bọc răng sứ.
- Chăm sóc răng sau điều trị đúng cách: Khách hàng bọc răng sứ cần tuân thủ việc chăm sóc răng đúng cách như đánh răng, súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa… để phòng tránh nguy cơ tụt lợi, bảo vệ răng chắc khỏe.
- Khám răng định kỳ: Hãy thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng việc, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tụt lợi để điều trị.

Tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu khách hàng ưu tiên lựa chọn nha khoa uy tín ngay từ đầu. Ngoài ra, một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi bọc sứ cũng giúp nâng cao độ bền răng sứ, giảm các biến chứng như tụt lợi, viêm nhiễm.
Để được tư vấn thêm về bọc răng sứ an toàn, không bị tụt lợi và các dịch vụ chăm sóc răng miệng khác, khách hàng hãy liên hệ ngay với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua số điện thoại 0363.85.85.87.
Riêng các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ phản ánh qua số tổng đài 1900.6478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp. |

- Tốt nghiệp bác sĩ Răng hàm mặt tại Đại học Y khoa Quốc gia Voronezh – Liên Bang Nga
- Chứng nhận Neobiotech Implant Symposium của NeoBiotech
- Chứng nhận Laminate Veneers Course Program của ICD