Răng sứ bị cộm, kênh gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và có những cách nào để khắc phục, phòng tránh hiệu quả? Bài viết sau đây của Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để khách hàng hiểu rõ hơn về tình trạng răng sứ bị cộm, từ đó biết cách khắc phục giúp hàm răng khỏe đẹp, tự tin.
1. Răng sứ bị cộm, kênh là như thế nào?
Răng sứ bị cộm, kênh là tình trạng răng sứ không khớp, không ôm khít hoàn toàn với cùi răng thật hoặc các răng lân cận, gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu khi ăn nhai hoặc khép miệng. Tình trạng này có thể xảy ra ngay sau khi bọc răng sứ hoặc sau một thời gian sử dụng.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị cộm, kênh
Răng sứ bị cộm, kênh gây ra nhiều bất tiện, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này mà khách hàng nên biết:
- Tay nghề bác sĩ kém: Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn về bọc răng sứ có thể dẫn đến các rủi ro như: mài răng sai kỹ thuật, lấy dấu răng, lắp mão sứ không chính xác, dẫn đến răng sứ không khít sát với răng thật, gây cộm, kênh.
- Chế tác mão sứ sai kích thước, tỉ lệ: Mão sứ bị sai kích thước, tỷ lệ khi gắn vào cùi răng sẽ bị lệch, không ôm khít với răng thật. Sai sót này có thể do quá trình lấy dấu răng không đảm bảo hoặc kỹ thuật chế tác mão sứ thiếu chính xác.
- Không cạo vôi răng trước khi bọc sứ: Nếu không cạo vôi răng trước khi bọc sứ, mão sứ sẽ không khớp với răng thật. Bởi vì tỷ lệ, kích thước của răng thật sẽ thay đổi sau khi vôi răng được loại bỏ.
- Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng cần được điều trị dứt điểm trước khi bọc sứ. Nếu không, các bệnh lý này có thể tiến triển, làm thay đổi cấu trúc răng và gây cộm, kênh răng sứ.
- Chất lượng vật liệu răng sứ kém: Vật liệu răng sứ kém chất lượng có thể bị biến dạng, cong vênh sau một thời gian sử dụng, khiến răng sứ bị lệch lạc, không còn khớp với răng thật.
- Thói quen sinh hoạt: Ăn nhai thức ăn quá cứng, dai hoặc dùng răng sứ để cắn xé vật cứng có thể làm răng sứ bị lệch lạc.
- Vệ sinh răng miệng kém: Không chăm sóc răng sứ đúng cách, lười đánh răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm nướu và làm thay đổi vị trí răng sứ.
- Do cơ địa không tương thích với chất liệu sứ: Trong một số trường hợp hiếm gặp, cơ địa của khách hàng có thể không tương thích với chất liệu răng sứ, gây ra phản ứng đào thải, dẫn đến sưng tấy nướu, làm thay đổi vị trí răng sứ và gây cộm, kênh.

3. Hậu quả của tình trạng răng sứ bị cộm, kênh
Tình trạng răng sứ bị cộm, kênh không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời. Dưới đây là những tác động tiêu cực khi răng sứ bị cộm, kênh:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sứ bị cộm, không khớp với mão răng sẽ khiến hàm răng lệch lạc, kém thẩm mỹ.
- Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khi răng sứ bị cộm, kênh sẽ làm giảm hiệu quả ăn nhai, gây khó khăn trong việc nghiền nát thức ăn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm: Răng có thể bị sai khớp cắn khi răng sứ bị cộm, gây áp lực lên khớp thái dương hàm dẫn đến tình trạng đau đầu, đau thái dương.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng: Răng sứ bị cộm, kênh tạo ra các khe hở, nơi thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
- Cảm giác vướng víu khó chịu: Răng sứ không khớp với cùi răng sẽ gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu trong miệng, từ đó ảnh hưởng ăn nhai và sinh hoạt.

4. Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị cộm, kênh
Răng sứ khi bị cộm, kênh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới ăn uống, thẩm mỹ và sức khỏe lâu dài của khách hàng, vì thế khắc phục là điều cần cần thiết. Khách hàng có thể áp dụng các cách khắc phục răng sứ bị cộm, kênh sau đây để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả:
- Liên hệ với bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ có chuyên môn về bọc răng sứ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân gây cộm răng sứ, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.
- Điều chỉnh khớp cắn: Nếu răng sứ bị cộm do lệch khớp cắn, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại khớp cắn để đảm bảo mão sứ khớp với cùi răng và các răng lân cận.
- Hàn trám bít kẽ hở: Trong trường hợp răng sứ có khe hở nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng vật liệu trám để bít kín kẽ hở, ngăn ngừa thức ăn và vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm.
- Sửa chữa răng sứ: Nếu tình trạng cộm, kênh do răng sứ bị vỡ, mẻ hoặc biến dạng nhẹ, bác sĩ sẽ sửa chữa để phục hồi hình dạng và chức năng của răng sứ.
- Bọc răng sứ mới: Trong trường hợp răng sứ bị tổn thương nặng hoặc không thể sửa chữa, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ mới.
- Chỉnh sửa đường mài răng: Nếu vấn đề cộm, kênh do mài răng không chính xác, bác sĩ tháo răng sứ cũ, tinh chỉnh lại đường mài răng để cùi răng có kích thước phù hợp với mão sứ. Sau đó, bác sĩ bọc răng sứ mới.
- Điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có): Nếu răng sứ bị cộm, kênh do bệnh lý răng miệng,khách hàng cần điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi khắc phục răng sứ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và bảo vệ răng sứ khỏi tổn thương, bao gồm cả tình trạng cộm, kênh.

5. Phòng ngừa tình trạng răng sứ bị cộm, kênh
Tình trạng răng sứ bị cộm, kênh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các cách sau:
- Lựa chọn nha khoa uy tín: Bọc răng sứ tại cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo quá trình mài răng, bọc sứ chuẩn xác. Vật liệu răng sứ chất lượng giúp hạn chế tình trạng răng sứ bị cộm, kênh.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Khách hàng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo răng sứ được chăm sóc và bảo vệ tốt nhất.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít sát của răng sứ, phát hiện các dấu hiệu cộm, kênh và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Lấy cao răng định kỳ: Cao răng tích tụ làm thay đổi hình dạng răng thật, ảnh hưởng đến độ khít sát của răng sứ. Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần là điều cần thiết để bảo vệ răng thật và răng sứ.

Như vậy, răng sứ bị cộm là tình trạng có thể xảy ra sau khi bọc răng sứ và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục tình trạng này khách hàng nên đến các cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp.
Nếu cần thêm tư vấn về bọc răng sứ, khách hàng vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua hotline: 0363.85.85.87 để được giải đáp miễn phí.
Còn khách hàng muốn phản ánh về chất lượng dịch vụ tại phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, vui lòng liên hệ qua số hotline: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không có vai trò thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để nắm rõ tình trạng bệnh lý về răng miệng, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám. |

- Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha cơ bản của Viện đào tạo RHM – Trường Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ Implant cơ bản của Viện đào tạo RHM trường Đại học Y Hà Nội