Câu hỏi: Bạn Hương Ly (22 tuổi, Hà Nội) gửi câu hỏi tới Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp như sau: “Chào bác sĩ, răng hàm trên của em bị thưa, khấp khểnh nhẹ và em đang có ý định bọc răng sứ để cải thiện. Tuy nhiên, em nghe nhiều người chia sẻ bọc răng sứ có thế bị ố vàng sau một thời gian. Vậy em muốn hỏi bọc răng sứ có bị ố vàng không? Có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này? Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ, em cảm ơn ạ!”
Trả lời: Cảm ơn bạn Hương Ly đã gửi câu hỏi về cho Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, với câu hỏi này bác sĩ Nguyễn Kiều Phương – Chuyên gia bọc răng sứ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp đưa ra giải đáp như sau:
“Răng sứ có bị ố vàng không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu răng sứ mà khách hàng chọn, chất lượng răng sứ và cách chăm sóc răng miệng của mỗi người. Có những trường hợp răng sứ sau khi bọc bị ố vàng sau một thời gian sử dụng nhưng cũng có những trường hợp răng sứ đẹp, bền màu theo thời gian. Bạn Hương Ly nếu có ý định bọc răng sứ thì nên trực tiếp đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn chi tiết hơn”.
Sau đây Nha khoa Quốc tế Việt Pháp sẽ giải đáp thêm thông tin về vấn đề răng bọc sứ có bị ố vàng không để bạn Hương Ly cùng các khách hàng khác hiểu rõ hơn.
1. Răng sứ có bị ố vàng? Dấu hiệu nhận biết
Răng sứ bị ố vàng là tình trạng răng sứ mất đi màu sắc trắng, bóng, sáng ban đầu và chuyển sang màu vàng hoặc xỉn màu. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng và khiến khách hàng mất tự tin khi giao tiếp.
Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị ố vàng
- Răng sứ mất đi độ bóng: Bề mặt răng sứ trở nên xỉn màu, mất đi độ bóng sáng tự nhiên.
- Bề mặt răng xuất hiện các vết ố vàng: Trên bề mặt răng sứ xuất hiện các vết ố vàng, đặc biệt là ở những vị trí tiếp xúc với thức ăn và đồ uống có màu.
- Màu sắc răng sứ không đồng đều: Màu sắc của răng sứ không còn đồng đều như ban đầu, có thể xuất hiện các vệt màu sẫm hoặc ố vàng ở bề mặt răng.

2. Lý do khiến răng sứ bị ố vàng, xuống màu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị ố vàng, xuống màu sau một thời gian bọc răng. Sau đây là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng không mong muốn này:
2.1. Chế tác răng sứ sai tỷ lệ
Chế tác răng sứ sai tỷ lệ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng sứ bị ố vàng. Khi chế tạo răng sứ, các kỹ thuật viên nha khoa sẽ pha trộn các thành phần vật liệu theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra một lớp men sứ bên ngoài có khả năng chống ố vàng và bảo vệ răng sứ. Nếu tỷ lệ này không được đảm bảo, sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
- Lớp men sứ quá mỏng: Lớp men sứ mỏng sẽ không đủ khả năng bảo vệ răng sứ khỏi các tác động từ bên ngoài như màu sắc của thức ăn, đồ uống, khiến răng sứ dễ bị ố vàng.
- Lớp men sứ không đồng đều: Nếu lớp men sứ không được phủ đều trên bề mặt răng sứ, sẽ tạo ra những khoảng trống nhỏ, tạo điều kiện cho các chất màu xâm nhập vào bên trong răng sứ và gây ố vàng.
- Thành phần vật liệu không đồng nhất: Nếu tỷ lệ pha trộn các thành phần vật liệu không chính xác, sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu và khả năng chống ố vàng của răng sứ.

2.2. Sử dụng răng sứ kém chất lượng
Răng sứ kém chất lượng thường được làm từ các vật liệu có độ bền màu thấp, dễ bị oxy hóa hoặc phản ứng với các chất trong khoang miệng. Điều này khiến cho răng sứ dễ bị ố vàng, xỉn màu sau một thời gian ngắn sử dụng. Bên cạnh đó, răng sứ kém chất lượng còn có độ bền thấp, dễ bị sứt, mẻ và khách hàng sẽ phải tốn kém chi phí để thay răng sứ mới.
2.3. Do bọc răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có cấu tạo gồm 2 phần: khung sườn kim loại bên trong và một lớp sứ bọc bên ngoài. Phần khung kim loại này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ố vàng. Dưới đây là một số lý do cụ thể:
- Oxy hóa: Khi tiếp xúc với nước bọt và các chất trong khoang miệng, kim loại bên trong răng sứ dễ bị oxy hóa, tạo ra các hợp chất màu đen hoặc xanh xám làm biến đổi màu răng sứ.
- Mảng bám: Mảng bám thức ăn và vi khuẩn dễ dàng bám vào phần kim loại lộ ra ở viền nướu, gây ra tình trạng đen viền nướu.

2.4. Vệ sinh và chăm sóc răng miệng sai cách
Vệ sinh răng miệng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến màu sắc và tuổi thọ của răng sứ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, răng sứ sẽ dễ bị ố vàng và mất đi tính thẩm mỹ. Cụ thể như sau:
- Mảng bám và cao răng: Khi khách hàng đánh răng không đều đặn, sử dụng chỉ nha khoa sai cách, mảng bám và cao răng sẽ tích tụ trên bề mặt răng sứ. Mảng bám chứa vi khuẩn sẽ sản sinh ra các chất màu, làm xỉn màu răng sứ.
- Thức ăn và đồ uống: Các loại thực phẩm và đồ uống có màu sẫm như cà phê, trà, rượu vang… khi bám vào bề mặt răng sứ, đặc biệt là những vị trí không được làm sạch kỹ, sẽ để lại các vết ố vàng.
- Chất tẩy trắng răng không phù hợp: Một số loại chất tẩy trắng răng có thể làm hỏng bề mặt răng sứ và gây ố vàng.

>>> Xem thêm: Răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức – Lý do & Cách khắc phục hiệu quả
3. So sánh khả năng ố vàng của các chất liệu răng sứ
Có nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị ố vàng, trong đó có chất liệu răng sứ kém chất lượng. Do đó, để hạn chế tình trạng xỉn màu răng sứ, khách hàng nên cân nhắc và ưu tiên lựa chọn loại răng sứ chất lượng, răng sứ toàn sứ. Sau đây là bảng so sánh khả năng ố vàng của các chất liệu răng sứ để khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ của răng sứ.
Loại răng sứ | Cấu tạo | Khả năng chống ố vàng | Nguyễn nhân dễ ố vàng |
Răng sứ kim loại thường | Lõi khung kim loại và lớp sứ phủ bên ngoài | Trung bình (★★☆☆☆) |
|
Răng sứ Titan | Lõi kim loại Titan và lớp sứ phủ bên ngoài | Khá tốt (★★★☆☆) |
|
Răng sứ toàn sứ Zirconia | 100% sứ Zirconia nguyên khối | Rất tốt (★★★★★) | Khả năng chống bám màu cao, ít bị ảnh hưởng bởi thực phẩm và vệ sinh răng miệng |
Răng sứ Emax | 100% sứ thủy tinh Lithium Disilicate | Rất tốt (★★★★★) | Khả năng chống bám màu cao, bề mặt nhẵn mịn, hạn chế thấp nhất tình trạng xỉn màu |
Răng sứ Veneer | Mặt dán sứ mỏng trên răng thật | Tốt (★★★★☆) | Trường hợp lớp dán mỏng và không chất lượng có thể bị bám màu nhẹ theo thời gian |
Dựa trên bảng so sánh trên, có thể thấy rằng:
- Răng sứ toàn sứ Zirconia và Emax là hai loại răng sứ có khả năng chống ố vàng tốt nhất. Đây đều là những loại răng sứ có độ bền cao, màu sắc tự nhiên và không gây kích ứng nướu.
- Răng sứ kim loại thường và răng sứ Titan, răng sứ Veneer có thể bị bám màu, ố vàng theo thời gian.
Do đó, khách hàng muốn sở hữu răng sứ bền, đẹp theo thời gian nên ưu tiên các loại răng sứ toàn sứ (được làm 100% từ sứ) như răng sứ Zirconia, răng sứ Emax.

4. Giải pháp khắc phục răng sứ bị ố vàng
Nếu răng sứ bị ố vàng nghiêm trọng do kỹ thuật chế tác, oxy hóa phần khung kim loại hoặc do chất liệu sứ kém chất lượng, giải pháp duy nhất là thay mão răng sứ mới.
Lý do phải thay răng sứ mới:
- Không thể phục hồi màu sắc: Khi răng sứ bị ố vàng do các nguyên nhân như: răng sứ kém chất lượng, chế tác răng sứ sai kỹ thuật, vệ sinh răng miệng không đúng cách, việc làm sạch hoặc đánh bóng sẽ không thể khôi phục lại màu sắc ban đầu của răng sứ.
- Nguy cơ gây hại cho sức khỏe: Răng sứ bị ố vàng thường kèm theo các vấn đề khác như vi khuẩn tích tụ, gây viêm nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau cùng khiến việc bọc răng sứ bị lệch khớp cắn.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sứ ố vàng làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hàm răng, gây mất tự tin khi giao tiếp.
Khi thay răng sứ, khách hàng nên ưu tiên lựa chọn răng toàn sứ (như răng sứ Zirconia, Emax) có độ bền cao và không bị xỉn màu theo thời gian.

Ưu điểm của răng sứ toàn sứ:
- Độ bền cao: Răng sứ toàn sứ được làm từ chất liệu sứ nguyên khối, có độ bền cao, chịu lực tốt, không bị mẻ, vỡ dễ dàng.
- Màu sắc tự nhiên: Răng sứ toàn sứ có màu sắc giống như răng thật, giúp khách hàng có một hàm răng đẹp tự nhiên.
- Không bị ố vàng: Răng sứ toàn sứ không bị oxy hóa, không bị bám màu, giúp duy trì màu sắc trắng sáng trong thời gian dài.
- Thân thiện với nướu: Răng sứ toàn sứ không gây kích ứng nướu, không gây đen viền nướu.
- Tuổi thọ cao: Với công nghệ sản xuất hiện đại, răng sứ toàn sứ có tuổi thọ cao, có thể sử dụng trong nhiều năm.
5. Tips bổ ích giúp ngăn ngừa, phòng tránh răng sứ bị vàng
Răng sứ bị ố vàng , bọc răng sứ bị ê buốt hoàn toàn có thể ngăn ngừa và phòng tránh nếu khách hàng biết áp dụng các cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống phù hợp. Sau đây là một số “bí quyết” hữu ích mà khách hàng nên thực hiện để răng sứ không bị ố vàng, luôn bền đẹp lâu dài:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
- Đánh răng đều đặn: Mỗi người nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride để làm sạch răng và nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những vị trí mà bàn chải không làm sạch được.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.
- Thay bàn chải đánh răng định kỳ: Nên thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng/lần để đảm bảo lông bàn chải luôn mềm mại và hiệu quả.
Hạn chế thực phẩm và đồ uống gây ố vàng
- Thực phẩm có màu sẫm: Cà phê, trà, rượu vang, nước ngọt có màu… là những tác nhân chính gây ố vàng răng sứ. Do đó, khách hàng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm trên.
- Thực phẩm có tính axit: Các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, quýt… có thể làm mòn bề mặt răng và khiến răng sứ dễ bị ố vàng.
- Thực phẩm cứng: Tránh cắn các loại thức ăn quá cứng như đá viên, hạt cứng… vì có thể làm mẻ răng sứ.
Hạn chế chất kích thích
- Cà phê: Caffeine và các chất màu trong cà phê có thể làm ố vàng răng sứ.
- Thuốc lá: Nicotine và các chất hóa học trong thuốc lá không chỉ làm ố vàng răng mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng.

Thăm khám nha khoa định kỳ
Khách hàng nên thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần, giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, mỗi lần thăm khám bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch cao răng, mảng bám để giúp răng sứ luôn sáng bóng.
Chọn nha khoa uy tín
Nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn sẽ thăm khám, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được loại răng sứ phù hợp.
Đặc biệt, bọc sứ tại nha khoa uy tín khách hàng sẽ được đảm bảo chất lượng dịch vụ, chất liệu sứ chính hãng với khả năng chống ố vàng tốt. Ngoài ra chế độ bảo hành lâu dài cũng giúp khách hàng an tâm trong quá trình sử dụng.
>>> Xem thêm: Bọc răng sứ khó nhai? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
6. Răng sứ bị ố vàng có tẩy trắng được không?
Răng sứ bị ố vàng không thể tẩy trắng được. Bởi vì răng sứ làm từ vật liệu nhân tạo, không có cấu trúc men răng như răng thật. Trong khi đó, các phương pháp tẩy trắng răng chỉ có hiệu quả loại bỏ các vết ố vàng trên men răng thật và không có tác dụng với răng sứ. Đồng thời, khi sử dụng các chất tẩy trắng răng sẽ làm cho bề mặt của răng sứ bị mài mòn và khiến cho răng càng thêm ố vàng.
Khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ lựa chọn màu sắc răng phù hợp với màu răng thật của mỗi khách hàng. Màu sắc này sẽ được cố định và không thể thay đổi bằng cách tẩy trắng.

Như vậy, răng sứ có bị ố vàng không phụ thuộc vào chất liệu răng sứ mà khách hàng lựa chọn và cách chăm sóc răng miệng của mỗi người. Để hạn chế tình trạng này, khách hàng nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, cung cấp răng sứ chất lượng, ưu tiên loại răng sứ toàn sứ và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ bọc răng sứ và cách chăm sóc răng sứ, khách hàng có thể liên hệ với phòng khám Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp qua Hotline 0363.85.85.87 để được tư vấn miễn phí. Riêng các vấn đề thắc mắc về chất lượng dịch vụ tại Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp, khách hàng vui lòng liên hệ phản ánh qua số tổng đài: 19006478.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp để bác sĩ thăm khám |

- Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ Chỉnh nha cơ bản của Viện đào tạo RHM – Trường Đại học Y Hà Nội
- Chứng chỉ Implant cơ bản của Viện đào tạo RHM trường Đại học Y Hà Nội